No icon

lang-chai-tren-vinh-ha-long-thuoc-top-lang-noi-an-tuong-cua-the-gioi

Làng chài trên Vịnh Hạ Long thuộc Top 10 làng nổi ấn tượng của thế giới

Nhiều người trên thế giới sống cuộc sống lênh đênh trên mặt nước, và thậm chí có những khu dân cư đã tồn tại như vậy trong nhiều thế kỷ. 

Ban đầu, một số làng nổi được lập nên để cư dân có thể dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của mực nước. Bên cạnh đó, làng nổi cũng góp phần bảo vệ cho cư dân của họ, bởi lẽ, nước sẽ tạo nên một loại hào tự nhiên khiến kẻ thù không thể xâm nhập vào làng, hoặc nếu đã vào thì khó có thể ra. Một số ngôi làng lại được lập nên để ngư dân có thể 24/24 để mắt tới lưới hoặc nơi nuôi cá. Đôi khi các khu định cư trên mặt nước được xây dựng đơn giản chỉ vì người dân không có nơi nào khác để đi.

Dưới đây là 10 làng nổi và các khu định cư trên mặt nước được MNN đánh giá là ấn tượng nhất thế giới, và làng chài trên Vịnh Hạ Long của Việt Nam nằm trong số đó.

1. Làng nổi Aberdeen, Hồng  Kông

(Ảnh: Joyfull/Shutterstock)

Làng nổi Aberdeen trông vẫn khá đậm nét truyền thống mặc dù ngày ngày chứng kiến sự phát triển không ngừng của Hồng Kông hiện đại. Các tòa nhà chọc trời cùng với một trong những nhà hàng nổi lớn nhất thế giới, Vương quốc Jumbo huyền diệu, nhìn ra 600 tàu thuyền Trung Quốc truyền thống neo đậu trên bến cảng.

Đây cũng là nơi tránh bão cho tàu thuyền ở gần đảo Hồng Kông được sử dụng để neo đậu thuyền buồm hiện đại và tàu thủy cao tốc.

Embed from Getty Images

Một số người sinh sống hoàn toàn trên tàu bè, mặc dù số lượng nhà trên đất liền ngày càng nhiều lên. Một số khác chỉ sử dụng tàu của họ để đánh bắt cá hoặc cung cấp các dịch vụ vận tải tàu phà không chính thức. Mặc dù đánh bắt cá vẫn là ngành công nghiệp chính của cư dân Aberdeen, du lịch cũng đang gia tăng trong những năm gần đây, và nguồn thu nhập chính của một số cư dân là chở người đi làm và khách du lịch hoặc cung cấp các bữa ăn trên tàu thuyền.TAMTHUC

2 Quần đảo Uros Islands, hồ Titicaca, Peru

(Ảnh: Pavel Špindler/Wikimedia Commons)

Uros (hay Uru) thuộc bộ lạc khá phát triển ở Peru ngay cả trước khi bắt đầu nền văn minh Inca. Người Uros hiện đang sống trên hàng chục hòn đảo nhân tạo ở giữa hồ Titicaca. Các hòn đảo và tất cả các tòa nhà trên đảo đều được làm từ sậy totora bản địa. Các cây sậy sẽ bị héo và thối rữa, bởi vậy các lớp sậy mới cần được bổ sung vào sau khoảng 2 đến 3 tháng để giữ cho hòn đảo nổi trên mặt nước. Tuy chúng phát triển tự nhiên trong hồ, nhưng luôn phải có sẵn lượng sợi dự trữ để kịp thời cung cấp cho việc tu sửa nhà và đảo nổi.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Bởi tính độc đáo này, hệ thống đảo Uros trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Đến quần đảo này, bên cạnh việc có thể mua các món đồ thời trang và quà lưu niệm được làm từ những cây sậy độc đáo, bạn còn có thể ở homestay tại một số nhà dân. Du lịch là nguồn thu nhập chính ở một số hòn đảo, còn một số khác vẫn duy trì nghề truyền thống. Bạn chỉ có thể đến thăm ngôi làng này bằng thuyền riêng, và lưu ý là cư dân ở đây đôi khi không thích bị chụp ảnh.

3. Hồ Ganvie, Tây Phi

(Ảnh: David stanley/Flickr)

Ngôi làng được xây dựng khoảng 5 thế kỷ trước bởi những người đang cố gắng trốn thoát khỏi bộ tộc Fon. Ý tưởng xây dựng những ngôi nhà sàn trên mặt nước này là nhằm cung cấp một hàng rào bảo vệ tự nhiên, bởi các chiến binh cho rằng kẻ thù sẽ không dễ dàng truy đuổi họ dưới nước.

Cư dân sống trên hồ Ganvie từ nhiều thế kỷ trước, cho đến nay, khu vực này có dân số khoảng hơn 20.000 người.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Du lịch đã phát triển quanh làng, và nơi đây trở thành một trong những trung tâm dân cư lớn nhất trên thế giới. Trên thực tế, Ganvie đôi khi được mô tả là “Venice của châu Phi”, các chuyến đi thuyền đi xuyên và quanh làng đang ngày càng phổ biến. Dù du lịch đang ngày càng phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn được duy trì trong và xung quanh hồ, đồng thời các ngành đánh bắt và nuôi cá vẫn là ngành chủ lực của người dân nơi đây.TAMTHUC

4. Vịnh Hạ Long, Việt Nam

(Ảnh: Andrea Schaffer/Flickr)

Nhờ những ngọn núi đá vôi cao chót vót và những hòn đảo đẹp như tranh vẽ, Vịnh Hạ Long đã trở thành điểm thu hút du lịch nổi tiếng thế giới. Du khách có thể lựa chọn đi thăm thú vịnh bằng thuyền truyền thống, hoặc những chiếc du thuyền hiện đại hơn, hành trình dọc theo các tuyến đường xuyên qua khu vực trung tâm của vịnh. Và trên hành trình ấy, các làng nổi là những điểm dừng chân mà du khách không nên bỏ lỡ.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Khoảng gần 2.000 người sinh sống trên các thuyền lênh đênh trên vịnh, họ chủ yếu sinh sống bằng đánh bắt và nuôi trồng hải sản, mặc dù du lịch đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của vịnh.

5. Makoko, Lagos, Nigeria

(Heinrich-Böll-Stiftung/Flickr)

Makoko thuộc Lagos, Nigeria được cho là một khu ổ chuột trên mặt nước lớn nhất thế giới. Trước kia nó vốn là một làng chài được thành lập vào thế kỷ 18 với các ngôi nhà được xây dựng trên những sàn móng tại đầm phá Lagos. Toàn bộ người dân trong làng đều sinh sống trên mặt nước, và nó là một khu vực khá nguy hiểm, khép kín, bởi vậy, du khách muốn tới thăm ngôi làng này cần phải có người bản địa đi kèm hướng dẫn.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Cho đến nay, làng Makoko vẫn không được chính phủ Nigeria công nhận tính hợp pháp của nó, bởi vậy nơi đây không được cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước, hay các dịch vụ cơ bản khác. Những nỗ lực di chuyển dân của chính phủ đều kết thúc trong tình trạng bạo lực, và hàng trăm người di cư đến Lagos mỗi ngày tìm kiếm việc làm, và cuối cùng ở Makoko, dân chúng liên tục được bổ sung.

Người dân Makoko sống trong những ngôi nhà gỗ tạm bợ xiêu vẹo dựng trên mặt nước, họ di chuyển bằng thuyền hoặc đến nhà nhau thông qua những cây cầu gỗ đơn sơ. Các cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và chế biến gỗ, vì mức thu nhập thấp nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. TAMTHUC

6. Tonlé Sap, Campuchia

(Ảnh: Linda Polik/Flickr)

Tonlé Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, nó được cung cấp nước từ con sông cùng tên, cuối cùng, dòng chảy của nó đổ vào sông Mê Kông. Hồ có vô số hệ sinh thái độc đáo và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào năm 1997.

Tonlé Sap có một số ngôi làng nổi, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, họ thường là những người không mang quốc tịch Campuchia, bởi vậy họ không thể mua đất, chính vì vậy họ đã dựng lên các làng nổi.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Từ bao đời, người dân nơi đây sinh sống bằng đánh bắt cá và nông nghiệp. Mấy thập niên gần đây, du lịch cũng ngày càng phát triển nhờ ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng – đây là một phức hợp các ngôi đền cổ của người Campuchia, thuộc địa phận Siem Reap, rất gần Tonlé Sap.

7. Ko Panyi, Thái Lan

(Ảnh: Telgaa/Wikimedia Commons)

Huyện Phang Nga ở miền nam Thái Lan là thiên đường cho khách du lịch. Vốn nổi tiếng với những bãi biển thơ mộng và các bữa tiệc thâu đêm sôi động, khu vực này cũng được biết đến với những hệ đá tự nhiên tuyệt đẹp, công viên biển lớn được bảo vệ và ít nhất là một ngôi làng nhà sàn.

Ko Panyi là một hòn đảo nhỏ, và có một làng chài khoảng 1.500 cư dân. Giống như nhiều ngôi làng nổi khác ở Đông Nam Á, khu định cư của Ko Panyi được xây dựng trên mặt nước vì người di cư không được phép sở hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đã thay đổi qua nhiều thế kỷ, và hiện tại một số phần như nhà thờ Hồi giáo lớn và trung tâm cấp nước đã được xây dựng trên đất liền.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Tuy nhiên, cư dân Ko Panyi vẫn chủ yếu sống ở trên mặt nước. Mặc dù du lịch ngày càng phát triển, nghề đánh cá vẫn là ngành nghề chính trong hơn một thế kỷ qua. Hàng ngày, các tàu du lịch biển từ Phuket đến đảo, có khi rất đông đúc, và một số người dân còn cung cấp chỗ homestay ở để du khách có thể trải nghiệm cuộc sống trên làng nổi. Một trong những điểm đặc sắc thu hút du khách nhất là sân bóng đá nổi – điểm đến ưa thích của giới trẻ trong làng.

8. Loktak, Ấn Độ

(Ảnh: Sharada Prasad CS/ Wikimedia Commons)

Rất nhiều ngôi nhà trên hồ Loktak, thuộc bang Manipur (Ấn Độ) như thể đang nằm trên mặt đất khô ráo, nhưng thực ra chúng đang lênh đênh trên mặt nước. Vì hồ này chứa đầy loài thực vật có tên là phumdis, nên hình thành nên những hòn đảo thảm thực vật, đất và các chất hữu cơ khác đều đang trôi nổi trên mặt nước. Các khu vực thảm thực vật phumdi lớn nhất có diện tích khoảng 39 km2. Nhà của người dân hay nhà trọ cho du khách, và ngay cả trường học cũng đều được xây dựng trên các phumdis.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Loktak cũng có Vườn Quốc gia Keibul Lamjao – khu bảo tồn nai Cà-tông quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vườn quốc gia này cũng nổi trên mặt nước.

Hiện tại, nước thải từ các con sông cung cấp nước cho hồ từ những khu dân cư gần đó đã khiến thảm phumdis ngày một mỏng đi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hươu nai mà cả chim, bò sát và thực vật từng rất phát triển trên những hòn đảo nổi độc đáo này bị tác động.

TAMTHUC

9. Giethoorn, Hà Lan

(Ảnh: bertknot/Flickr)

Giethoorn không có nhà sàn hoặc hay nhà xây trên cầu phao, cách duy nhất để đến thị trấn này là bằng thuyền hoặc đi qua một “mê cung” những cây cầu gỗ nhỏ. Nhiều nông trại ở đây vẫn giữ nguyên mô hình truyền thống và chúng xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 18.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Ban đầu, đường thủy được hình thành khi người dân cắt cỏ trên đất đi để thu hoạch than bùn. Giethoorn là một phần của Vườn Quốc gia Weerribben-Wieden, nơi có nhiều tuyến đường thủy và vùng đất ngập nước.

10. Khu nghỉ mát nổi Maldives

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Quốc đảo Maldives nổi tiếng vốn dễ bị tổn hại bởi mực nước biển đang ngày một dâng cao. Có lẽ vì vậy mà quốc đảo ở Ấn Độ Dương này chiếm hơn một nửa số biệt thự nghỉ mát nổi trên thế giới. Hàng chục khu nghỉ dưỡng, từ những khách sạn sang trọng bậc nhất thế giới cho đến các căn hộ hạng trung của người địa phương đều đang thiết kế theo kiến trúc nhà sàn.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Hầu hết những khu nghỉ mát Maldives đều được nối với các hòn đảo nhỏ, còn các khu cao cấp hơn nằm trên các hòn đảo biệt lập và du khách chỉ có thể đến đó bằng thuyền hoặc trực thăng. Những khu nghỉ mát này chắc chắn không phải là “làng nổi” theo nghĩa thông thường như ở một số quốc gia khác, chúng không chỉ thu hút những du khách giàu có mà còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế (du lịch đóng góp 1/4 GDP cho Maldives).

Theo MNN
Minh Phúc

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/du-lich/lang-noi-tren-vinh-ha-long-thuoc-top-10-lang-noi-an-tuong-cua-the-gioi.html

Comment