No icon

hien-tuong-qua-trung-dung-can-bang-phiem-dinh

HIỆN TƯỢNG QUẢ TRỨNG ĐỨNG: CÂN BẰNG PHIẾM ĐỊNH

(tamthuc.com)-Tiếp tục bàn luận xung quanh chuyện dựng trứng, các nhà khoa học  khẳng định có thể  làm được quả trứng đứng nếu trọng tâm của quả trứng  rơi vào điểm tiếp xúc.

GS.TSKH Nguyễn Văn Trị (Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội): Quả trứng đứng cũng như người đi thăng bằng trên dây Quả trứng đứng được rất khó nhưng cũng không có gì lạ. Chẳng hạn, đối với những người làm xiếc, họ có thể đi thăng bằng, đứng thăng bằng trên một cái dây căng cách mặt đất khoảng vài mét đến vài chục mét.

Về nguyên lý, quả trứng đứng cũng như người đi thăng bằng trên dây, tuy nhiên, quả trứng đứng sẽ khó hơn người đứng trên dây vì diện tích tiếp xúc của quả trứng ít hơn chân người tiếp xúc với dây. Vật thể nào cũng có một điểm trọng tâm của nó, nếu điểm trọng tâm rơi vào chân đế (điểm tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng) theo phương thẳng đứng thì vật sẽ đứng thẳng được. Toàn bộ trọng lượng của một vật tương đương với một điểm, trọng tâm của vật không phải lúc nào cũng nằm ở chính giữa, vì thế nếu tìm được trọng tâm của vật thì có thể làm cho trọng tâm đó trùng với chân đế, lúc đó vật sẽ đứng được.

Hiện tượng này trong vật lý gọi là cân bằng phiếm định (nghĩa là rất khó xác định). Đối với quả trứng luộc rồi thì trọng tâm ổn định hơn quả trứng sống. Đây không phải là hiện tượng thần bí mà là do luyện tập nên có thể làm được.

Hiện tượng này trong vật lý gọi là cân bằng phiếm định (nghĩa là rất khó xác định).

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên (nguyên giảng viên khoa Toán – Cơ, trường ĐHKHTN, trưởng phòng Quản lý Tổng hợp Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người): Xét theo vật lý trứng không thể đứng được

Một vật đứng được khi trọng tâm phải rơi vào tiếp điểm. Đối với quả  trứng sống ta còn có thể cho rằng trong quá  trình đặt trứng lên mặt phẳng nằm ngang trọng tâm quả  trứng có thể được “điều chỉnh” để rơi vào tiếp điểm.

Nhưng khi quả trứng được luộc chín hoặc quả trứng lộn (chín hoặc sống), trọng tâm khó có thể nằm trên trục đối xứng dọc vì mật độ phân bố trong quả trứng không đều. Khi dựng quả trứng lên trọng tâm chắc chắn không rơi vào tiếp điểm và theo vật lý không thể dựng đứng quả trứng được.

Đối với trường hợp quả trứng được đặt trên mặt phẳng nghiêng, chắc chắn trọng tâm không rơi vào điểm tiếp xúc (tiếp điểm) do đó, quả trứng sẽ đổ. Vì vậy, quả trứng đứng được có lẽ do một yếu tố khác tác động mà chúng ta cần tìm hiểu. Đặc biệt với trường hợp quả trứng đứng được trên mặt phẳng nghiêng và không đổ khi mặt phẳng bị rung thì càng khó để giải thích nếu không phải do yếu tố khác.

Comment