No icon

bi-mat-than-giu-cua-da-vat-chet-nguoi-de-bao-ve-kho-bau

Bí mật ‘thần giữ của’ đã ‘vật chết’ người để bảo vệ kho báu

Sợ “thần giữ của” và “mãng xà tinh” sẽ báo oán, dù thương cảm cho người thân, bạn bè, xóm giềng mới mất, nhưng rất ít người dám đến viếng đám ma của họ.

Tin đồn ghê rợn về những thứ ma mị chẳng khác gì vết dầu loang, khiến dư luận nơi đây hết sức hoang mang…

Bị “vật” vì “mạo phạm kho báu có yểm bùa”?

Dù nhận mình là người nắm rõ hết mọi chuyện ở địa phương, nhưng khi chúng tôi hỏi về những địa điểm và lời đồn về kho báu của người TQ, rồi những cái chết không rõ nguyên nhân của những người trong làng, giọng bà Thêm lạc hẳn đi, khuôn mặt hơi tái, tay run run. Bà khẳng định với chúng tôi rằng chuyện về những người TQ đã chôn vàng ở quả đồi nơi đây là có thật.

Bà Thêm cho biết: “Ao nước tròn, cây thị vẹo, cái giếng méo, cây khế khòng kheo” là có thật và đã tồn tại từ lâu đời ở đây. Những “truyền thuyết” đó nằm trên quả đồi nơi mà có những nạn nhân sinh sống, cách nhà bà Thêm khoảng 200m. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn cây thị và cái giếng, ao nước tròn thì hiện giờ cũng chỉ còn lại dấu tích, cây khế cũng đã không còn. Theo bà Thêm giải thích, ao nước tròn là cái ao nằm trên đỉnh đồi, rộng khoảng 30m2, dù nằm trên đỉnh đồi nhưng quanh năm lúc nào cũng có nước; Cây thị vẹo: là cây thị cổ thụ to kềnh càng, năm nào cũng nhiều quả nhưng điều kì lạ là quả nào mọc ra cũng đều bị vẹo chứ không được tròn, cả làng cũng không ai dám ăn, kể cả khi quả rụng; Cái giếng méo là cái giếng có hình dạng méo, không được tròn, sâu khoảng 3m nhưng lúc nào cũng đầy nước, không ai dám nhìn xuống giếng cả. Vì khi nhìn xuống thì có cảm giác một khuôn mặt gớm ghiếc đang nhìn phản chiếu lên với vẻ giận dữ, người nhìn xuống về nhà y rằng gặp ác mộng và những điều không hay; Cây khế khòng kheo: là cây khế mọc ngay cạnh bên cái giếng méo nhưng có một điều lạ kì là cây khế này được mọc trên một phiến đá lớn và hiện tại vẫn còn, hình dáng cây khế rất đặc biệt, nó cong queo không ra hình dáng gì, cây khế kì quái này năm nào cũng cho ra quả “queo” lại.

Bà Thêm kể tiếp, trước đây vào những ngày trở trời thường có những vệt cỏ sạm lại nối những địa điểm: Ao nước, cái giếng, cây thị, cây khế lại với nhau, thấy lạ nhưng không ai dám lại gần để tìm hiểu. Còn về hai người Trung Quốc lạ mặt, bà Thêm cho biết, mặc dù dân quân phục suốt cả tháng trời để trông nhưng chẳng thấy ai quay lại, khi dân quân đào ở những điểm kia cũng chẳng thấy vàng đâu. Nhưng một thời gian sau, từ một vị trí khác trên quả đồi, bỗng bị đào tung lên, sâu khoảng chừng 1,5m đường kính như cái nong lớn, bên cạnh cái hố bị đào tung lên chỉ còn lại vài cái chum rỗng và một tờ giấy vải màu đỏ viết toàn những tiếng Trung Quốc. Mặc dù, chính quyền và người dân khám xét cả khu nhưng chẳng tìm thấy gì nghi ngờ.

Bà Thêm cho biết, vào năm 2002 thì liên tiếp người dân trong làng bị mắc chứng bệnh lạ và đều tử vong. Những người chết vì căn bệnh đó đều sống trên “Quả đồi ma”, hoặc đối diện ngay đó. Sau khi có 1, 2 người chết, gia đình những người này đều đi mua vàng mã đặt làm đúng theo thỏi vàng hình thuyền nhưng sau đó cái chết vẫn cứ diễn ra.

Bà kể với chúng tôi giọng vẫn còn vẻ sợ sệt như có ai đó đang theo dõi vì cái chết của những người xấu số kia, bà Thêm là người chứng kiến trực tiếp và không sao lý giải nổi. Bà Thêm cho biết, thần giữ của vào thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Lực (vợ ông Uông, bí thư chi bộ khu 5, là 1 trong 5 người xấu số) một buổi trưa, khi bà Thêm đi qua nhà bà Lực thì thấy bà Lực vẫn khoẻ mạnh và nói chuyện lưu loát với bà Thêm. Tuy nhiên, bà Thêm vừa mới đi được khoảng vài chục mét thì thấy mọi người trong thôn đã hô hào nhau để đưa Bà Lực đi cấp cứu.

Bà Thêm cũng chạy lại để xem thì thấy bà Lực vẫn còn rất tỉnh táo và còn chỉ chỗ cất chìa khoá nhà cho bà. Thế nhưng vừa mới tới Trạm y tế xã thì bà Lực bỗng ngất lịm, rồi tử vong một cách đột ngột. Vẻ còn hoang mang, bà Thêm run run kể lại: “Vốn là người to khoẻ nhưng không hiểu sao bà Lực lại tự nhiên cứ sùi bọt mép ra rồi tử vong một cách kỳ lạ như vậy”.

Liên tiếp những cái chết một cách đột ngột, bất thường như thế, người dân nơi đây hết sức hoang mang, lo sợ. Người dân truyền tai nhau những câu chuyện được thêu dệt một cách vô căn cứ khiến đám tang của bà Lực “vắng như chùa bà Đanh” khi không có bất kỳ người dân nào đến dự. Một đám ma vắng đến não nề khi chỉ vài người thân của bà Lực đến dự cho có lệ?. Chính vì có ít người dám đến đám ma nên lãnh đạo xã Động Lâm lúc bấy giờ phải huy động dân quân, công an xã để đi chôn cất người xấu số.

Khoảng nửa tháng sau cái chết đột ngột của bà Lực, vào một buổi tối vừa mới ăn cơm xong, chưa kịp nghỉ ngơi thì bỗng nhiên anh Nam hốt hoảng chạy đến nhà bà Thêm kêu khản tiếng: “Bác Thêm ơi! Mẹ cháu chết rồi”. Thấy vậy, dù sợ, nhưng vì là trưởng khu nên bà Thêm đành phải sang nhà xem xét tình hình. “Khi tôi sang, bà Bỉnh (mẹ của anh Nam) đã chết với những triệu chứng y hệt như ông Diện, bà Lực. Quả thực lúc ấy, người tôi lạnh toát, mồ hôi đầm đìa, chân đứng không vững nữa. Nhưng vì trách nhiệm, tôi đành phải đi đến từng nhà trong làng gõ cửa để nhờ đến giúp đỡ gia đình bà Bỉnh. Tuy nhiên, khi nghe chuyện, chẳng người dân nào “đủ bản lĩnh” để đến giúp đỡ vì sợ… “ma vật”, bà Thêm kể lại.

Bí mật 'thần giữ của' đã 'vật chết' người để bảo vệ kho báu
Anh Lưu Bá Lịch kể lại sự việc cho phóng viên.

Ngay đến vợ chồng anh Lưu Bá Lịch (SN 1962) sống ở cùng quả đồi và ở sát nhà anh Nam lúc đó cũng không dám chui đầu qua khỏi chăn, cửa nhà đã đóng chặt, vợ chồng con cái ôm nhau nằm ngủ, mặc dù bên ngoài anh Nam đang đập cửa gọi ầm ĩ. Không nhờ được sự giúp đỡ, bà Thêm đành trình báo sự việc lên chính quyền xã Động Lâm. Nhận được tin báo, cơ quan công an, y tế về khám nghiệm tử thi. Theo đó, bà Bỉnh chết là do bị ngộ độc cấp tính thuốc bảo vệ thực vật.

Chúng tôi tò mò muốn bà Thêm dẫn đi xem quả đồi và những địa điểm nêu trên, lúc đầu bà còn ngần ngừ sau đó bà đã đồng ý, nhưng với điều kiện bà chỉ cho quả đồi và những địa điểm theo truyền thuyết kia thôi, rồi nói: “Chú muốn thì tự ra mà tìm hiểu, tôi sợ lắm, tôi không dám bén mảng gần khu vực đấy đâu!”.

“Thần” về báo mộng đòi phải trả vàng?

Chúng tôi tìm sang nhà anh Lưu bá Lịch (SN 1962, là người trước đây từng sống trên quả đồi cùng với các nạn nhân), anh Lịch cho biết, sau khi những cái chết kia diễn ra một cách bất thường, vợ chồng anh sợ quá nên bỏ nhà, dọn ra ngoài khu 3, xã Động Lâm, Hạ Hoà để ở cùng người thân. Rất lâu rồi không dám bén mảng đến khu vực quả đồi đó, mặc dù khu đất đó vẫn là đất nhà anh.

Anh Lịch run run kể lại cho chúng tôi nghe những cái chết mà đến bây giờ anh cũng không sao hiểu nổi. Hồi tưởng lại quãng thời gian kinh hoàng đó, anh Lịch kể: Trước khi gia đình anh dọn đến quả đồi đó sinh sống và xây dựng nhà trên gần đỉnh quả đồi, các cụ trong làng đều đồn rằng ở trên quả đồi này những ngày trở trời thường xuất hiện một con “mãng xà”, thường xuyên xuống bắt trâu bò, gà vịt của nhân dân.

Con “mãng xà” khi “bắt” xong trâu bò thì chuyển sang bắt người. Con “mãng xà” này thường xuất hiện và bò lên rồi quấn vào “Cây thị vẹo” cổ thụ, người dân trong làng thấy vậy nên hoảng sợ và lập miếu thờ. Nhưng từ khi gia đình anh Lịch chuyển đến đó sinh sống cũng không gặp điều gì kì lạ, chỉ có sự kiện những nạn nhân chết bất thường vào năm 2002 khiến gia đình anh phải bỏ quả đồi đó mà đi. Anh Lịch chợt chậm rãi kể lại, hôm đó trời còn nhá nhem tối, vợ chồng anh lịch vừa đi làm về, tất bật chuẩn bị nấu cơm nước cho gia đình và cho lợn, gà ăn. Vừa mới ăn cơm xong thì anh Lịch thấy chị Mai là con dâu ông Diện sang chơi.

Chị Mai nói rằng: “Anh Lịch à, đêm hôm qua em mơ thấy kinh hãi quá, em chẳng dám kể cho ai. Chỉ dám kể cho anh chị thôi, em mơ thấy đêm qua có một người đàn bà tóc tai rũ rượi hiện về đứng ngay đầu giường em, hình như bà ta có bảo là trả vàng đây cho tao hay sao ấy. Em bàng hoàng nhìn lại kĩ thì thấy bố chồng em đứng ngay đằng sau bà ấy và nhìn trông vẻ mặt rất buồn, em sợ quá, giật mình tỉnh dậy, nào có biết vàng bạc gì đâu, anh chị bảo em phải làm gì bây giờ, ngày mai là ngày giỗ của cụ ông đẻ ra bố chồng em rồi”. Nghe chị Mai nói vậy, anh Lịch cũng hơi có một chút đắn đo nhưng cũng động viên chị Mai về nhà, không nên lo lắng vì ngày mai còn làm cỗ, dù sao mơ cũng chỉ là giấc mơ thôi, không sao cả.

Sáng hôm sau, anh Lịch vẫn đi làm bình thường, cũng có chút ít suy nghĩ rằng: “Chắc là nó mơ vớ vẩn thôi chứ làm gì có ma với quỷ”. Khoảng 11h trưa, anh Lịch đi làm về thì giật mình khi thấy bên nhà ông Diện ầm ĩ, khóc than. Suy nghĩ nhanh tới chuyện hôm qua mà chị Mai tâm sự, bán tín bán nghi, anh Lịch chạy vội vàng sang để xem có việc gì, vừa bước tới cổng nhà ông Diệm, thấy mọi người bảo rằng ông Diệm mới chết xong, anh Lịch cảm thấy đôi chân của mình run rẩy không muốn bước nữa.

Sau đó, anh Lịch hoàn hồn và giúp gia đình nhà ông Diệm lo ma chay chu đáo. Những ngày sau khi lo xong đám tang cho gia đình người hàng xóm anh Lịch cũng thắc mắc và không sao lí giải nổi về những sự kiện và cái chết của ông Diệm, cùng với những thông tin mà người con dâu của ông Diệm đã cung cấp.

Bẵng đi khoảng gần 1 tháng, vợ chồng anh Lịch đang ngồi xem tivi ở nhà thì bỗng thấy chị Mai đi sang và cho một bịch bánh gai. Vợ chồng anh Lịch chưa hiểu chuyện gì thì chị Mai tỏ vẻ mặt âu sầu lo lắng, chưa kịp ngồi xuống ghế chị Mai đã nói ngay: “Đêm hôm qua em lại mơ thấy người đàn bà tóc bạc đến đòi vàng y hệt như lần trước anh ạ ”, anh Lịch hơi chột dạ nhưng hỏi ngay: “Thế cô lại mơ thấy cái gì?”, chị Mai nói: “Đêm hôm qua em lại mơ thấy mẹ chồng em (ý nói bà Bỉnh – PV) nằm bên cạnh cái “giếng méo”, mắt trợn trừng, miệng há hốc, với 12 cô tiên nữ mặc áo trắng bay xung quanh. Đột nhiên có một luồng sáng trắng từ trên trời chiếu thẳng xuống giếng, em sợ quá tỉnh giấc, người đầm đìa mồ hôi nhưng toàn thân lạnh toát”.

Theo Gia Đình & Xã Hội

TAMTHUC

Comment