-bieu-hien-cua-mot-nguoi-biet-noi-chuyen-co-khau-duc-chinh-la-co-pham-duc
10 biểu hiện của một người biết nói chuyện, có ‘khẩu đức’ chính là có phẩm đức
- bởi tamthuc --
- 13/05/2018
Nói chuyện là một nghệ thuật cao thượng, nếu nói không thấu tình đạt lý sẽ bị chỉ trích là nói năng không có căn cứ. Người có khiếu nói năng là người khuôn khiêm nhường và tôn kính người khác. Họ biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói và nói chuyện gì với ai.
Do vậy, người biết ăn nói là người mà ai nấy đều muốn kết giao. Xin hãy đọc 10 câu này trong “Lễ Ký”:
1. Quân tử bất thất túc ư nhân, bất thất sắc ư nhân, bất thất khẩu ư nhân (Biểu Ký – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Cử chỉ của người quân tử trước mặt người khác nên thận trọng, nét mặt lời nói cần đoan trang, đừng lỡ lời cũng đừng nói những lời không nên nói.
2. Công sự bất tư nghị (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Việc của mọi người đừng lén lút bàn luận sau lưng, đừng ngấm ngầm nghị luận chuyện công.
3. Triều ngôn bất cập khuyển mã (Khúc Lễ Thượng – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Triều là chỉ việc triều chính, là nơi bàn luận việc công. Khi làm việc công không nói những chuyện đùa cợt như khuyển mã. Khi làm việc phải có tinh thần tôn kính nghề nghiệp, phải tự giác.
4. Công đình bất ngôn phụ nữ (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Khi làm việc công, đừng nói về chuyện nữ sắc. Lời nói phải biết nắm chắc thời cơ, bàn luận công việc một cách thích đáng vào những thời điểm phù hợp.
5. Tại quan ngôn quan, tại phủ ngôn phủ, tại khố ngôn khố, tại triều ngôn triều (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Trên triều đình mọi hành vi cử chỉ đều phải hợp lý. Quan, phủ, khố, triều đều là nơi làm việc công. Ở nơi tương ứng thì chỉ bàn về những sự vụ cần giải quyết tương ứng.
6. Cư tang bất ngôn lạc, tế sự bất ngôn hung (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Tại nơi đang diễn ra tang sự đừng nói chuyện vui vẻ, lúc tế tự đừng nói chuyện chẳng lành.
Cảm ngộ: Đàm luận những chuyện xa vời, viển vông, vui cười náo loạn là bất kính với người chết và người thân của họ. Khi nói chuyện hãy hạ thấp giọng, cử chỉ nhẹ nhàng, trầm tĩnh mới thể hiện được thành ý và phong thái của bạn.
7. Cư kỳ vị, vô kỳ ngôn, quân tử sỉ chi, hữu kỳ ngôn, vô kỳ hành, quân tử sỉ chi (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Ở một vị trí nhất định mà không có những ý kiến cần cung cấp tại vị trí đó thì người quân tử sẽ cảm thấy hổ thẹn. Có những lời đàm luận đó nhưng lại không có hành động thực tế thì người quân tử cũng cảm thấy hổ thẹn.
8. Trưởng giả bất cập, vô, gian tạp chi ý ngôn (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Chuyện mà bậc trưởng bối không nhắc đến thì đừng đề cập. Khi nói chuyện với bậc trưởng bối cần để họ làm chủ cuộc nói chuyện.
9. Thị tọa ư tiên sinh, tiên sinh vấn yên, chung tắc đối (Khúc Lễ Thượng – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Khi hầu hạ chồng, mà chồng hỏi thì nhất định phải đợi chồng hỏi xong mới trả lời. Đừng ngắt lời chồng, đừng chen ngang.
Khi giao tiếp với người khác cũng như vậy, để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, tốt nhất là đừng chủ động ngắt lời họ.
10. Thị ư quân tử, bất cố vọng nhi đối, phi lễ dã (Khúc Lễ Hạ – Lễ Ký)
Dịch nghĩa: Lễ tôn sùng sự khiêm nhường. Nếu nhiều người cùng hầu hạ bậc trưởng bối, mà trưởng bối hỏi mọi người thì người ngồi hầu trước tiên cần nhìn xung quanh, đợi người khác trả lời đừng bất cẩn mà trả lời ngay. Người ấy cần phải quan sát sắc mặt mọi người rồi mới trả lời. Cần lắng nghe, nếu không có ai trả lời thì mới trả lời bậc trưởng bối.
Kỳ thực người có khiếu nói năng lại là người khuôn khiêm nhường và tôn kính người khác. Họ biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói và nói chuyện gì với ai. Hóa ra muốn trở thành một người biết nói chuyện lại cần tu dưỡng bản thân và học cách lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Theo Soundofhope
Nhã Văn biên dịch
Nguồn:https://www.dkn.tv/van-hoa/10-bieu-hien-cua-mot-nguoi-biet-noi-chuyen-co-khau-duc-chinh-la-co-pham-duc.html
Comment