No icon

bang-chung-cho-thay-nguoi-trung-hoa-co-da-che-ra-robot-cong-nghe-cao-tu-hang-ngan-nam-truoc

Bằng chứng cho thấy người Trung Hoa cổ đã chế ra robot công nghệ cao từ hàng ngàn năm trước

Trung Quốc cổ đại có một số loại robot kỹ thuật cao có khả năng hát, nhảy, làm người hầu cùng lúc thực hiện rất nhiều kỹ năng đáng kinh ngạc khác.

Một số những con robot đáng kinh ngạc này thậm chí sở hữu các cơ quan nội tạng y như thật ví như xương, cơ bắp, các khớp nối, da và tóc. Đây quả là một điều đáng kinh ngạc khi chỉ mới gần đây thôi nền văn minh hiện đại của chúng ta mới bắt đầu phát triển được các con robot giống người.

Không có nghi ngờ gì nữa, nền kỹ thuật cơ khí ở Trung Quốc cổ đại đã đạt đến một trình độ rất cao.

Các thành tựu công nghệ khác của người cổ đại có thể kể đến là các cỗ máy cổ đại được phát minh bởi nhà toán học Hero xứ Alexandria, hay con robot Talos của xứ Hy Lạp, nhưng rất nhiều các ví dụ thú vị khác về những con robot cổ đại đã được phát hiện ở rất nhiều ngóc ngách trên thế giới.

Lịch sử của robot vào thời Trung Quốc cổ đại có thể được truy ngược trở lại một thời gian khá lâu. Robot không chỉ tồn tại trong, mà còn trước cả thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên).

Triều Dã Thiêm Tại (Câu chuyện về Triều đinh và Bách tính) là một cuốn sách cổ của Trung Quốc, chứa đựng trong đó rất nhiều câu chuyện hấp dẫn mô tả kỹ thuật cơ khí cổ đại.

Bản đồ Trung Quốc cổ đại. Ảnh: Ancient Pages

Lấy ví du, Lan Lăng Vương, tướng lĩnh, hoàng thân nhà Bắc Tề (550-577 SCN), đã phát minh ra một con robot có thể nhảy và nhìn bề ngoài trông giống một người đàn ông của tộc người thiểu số Trung Quốc. Khi vị vua muốn ban cho người đàn ông ly nước, con robot sẽ quay sang người đàn ông, cúi người và trao cho ông ly nước. Không ai biết được con robot này làm sao mà làm được vậy, không rõ cơ chế bí mật đằng sau nó là gì.

Trong cuốn sách Máy móc trong Phẫu thuật Niệu dục (Robotics in Genitourinary Surgery), tác giả Ashok Kumar Hemal (Biên tập viên), Mani Menon có kể lại việc Mã Đãi Phong, một người thợ thiết kế có tay nghề, không chỉ có thể chế tạo ra những con chim cơ học có khả năng đo lường hướng gió thổi, mà còn chế tạo được một thiết bị tự động nổi tiếng đóng vai trò một tủ quần áo tự đông cho nữ hoàng.

“Thông qua các cái cần và công tắc khéo léo thông minh, khi nữ hoàng mở chiếc gương ra, các cánh cửa bên dưới nó cũng sẽ tự động khai mở. Anh ta đã chế ra một robot đầy tớ nữ để hầu cận nữ hoàng, Robot này sẽ mang cho bà đồ dùng và khăn tắm.

Và khi chiếc khăn được lấy ra khỏi cánh tay người phục vụ, nó sẽ tự động kích hoạt cỗ máy quay trở lại vào bên trong tủ”.

Quay trở lại triều đại Bắc Tề (550-577 SCN) chúng ta bắt gặp một nhà sư có tên là Linh Triệu, người đã xây một cái hồ gần một ngọn núi.

Robot thời Trung Quốc cổ đại. Ảnh: ancientpages.com

Theo tác giả Ming Xin, “sau khi cái hồ được hoàn thành, Vũ Thành Đế (Hoàng đế thứ tư của triều đại Bắc Tề) đã cho tổ chức một yến tiệc gần đó. Nhà sư Linh đã chế tạo một chiếc thuyền cỡ nhỏ với nhiều chi tiết sắc sảo, tinh tế và đặt nó xuống nước. Khi chiếc thuyền trôi dạt đến trước mặt vị Hoàng Đế, ông giang tay lấy một ly rượu từ đó, và chiếc thuyền sẽ tự động dừng lại.

Sau đó người đàn ông gỗ nhỏ trên thuyền sẽ vỗ tay, và chiếc thuyền sẽ bắt đầu chơi nhạc. Khi Vũ Thành Đế dùng xong rượu và đặt ly xuống, người đàn ông gỗ nhỏ sẽ đến lấy cái ly mang trở lại thuyền.

Vũ Thành Đế. Ảnh: messagetoeagle.com

Nếu Vũ Thành Đế không uống hết rượu trong ly, chiếc thuyền sẽ đỗ lại ở đó và không chịu rời đi”.

Một kỹ sư cơ khí có tay nghề điêu luyện khác là Ân Văn Lượng từ Lạc Châu.

“Ông đã tạo ra một người đàn ông bằng gỗ và mặc cho người này một bộ trang phục làm từ lụa bằng sợi len xe sặc sỡ. Tại mỗi bữa tiệc lớn, người đàn ông nhỏ bằng gỗ sẽ cung cấp một mẩu bánh mỳ cho mỗi vị khách đến tham dự theo thứ tự. Ân Văn Lượng cũng đã chế tạo một người phụ nữ bằng gỗ. Cô có thể vừa chơi sheng (một loại sáo thổi của Trung Quốc cổ đại cấu thành từ 13 cây sậy) vừa hát, và cô làm điều đó với một nhịp điệu hoàn hảo. Nếu một vị khách không uống hết rượu trong ly, người đàn ông gỗ sẽ không làm đầy ly rượu.

Nếu một ví khách không uống đủ rượu, người phụ nữ bằng gỗ sẽ thổi sheng và hát để khích lệ anh uống thêm.

Sheng, một loại nhạc khí của Trung Quốc cổ đại, cấu thành từ 13 cây sậy. Ảnh: Pinterest

Không ai có thể hiểu được cơ chế kỳ diệu đằng sau hai con robot gỗ này”.

Ví dụ cuối cùng chúng tôi sẽ đề cập đến tiếp theo, là các cỗ máy của Han Zhile, một người Nhật Bản chuyển đến sống ở Trung Quốc trong khoảng giai đoạn 806 – 820.

Theo Hemal và Menon, “ông được biết là đã tạo ra được những con chim, sếu, quạ, phượng hoàng bằng máy. Mặc dù được làm từ gỗ, một số nguyên mẫu các loài động động vật này có thể ăn, uống, kêu và hót như chim thật. Ông được cho là đã cài đặt các thiết bị cơ khí bên trong một số mẫu chim để lái đôi cánh của họ, giúp họ bay. Ông cũng được cho là đã tạo ra một con mèo cơ khí.

Trên là cỗ xe tên gọi “Chỉ Nam xa”. Đây là một cơ cấu truyền động bánh răng có dạng một chiếc xe hai bánh trên đó có một hình nhân luôn chỉ về hướng Nam bất kể hướng chuyển động của chiếc xe, nói cách khác đây là một hệ thống la bàn phi từ tính. Ảnh: wikipedia
Ảnh: Science Museum Collection

Một trong những con “sinh vật” kỳ diệu nhất là một chiếc giường tự động cho Hoàng đế Đường Hiến Tông, được gọi là “một con rồng chờ lệnh”. Nó được kích hoạt như sau, ai đó sẽ ngồi lên chiếc giường và tác động trọng lượng lên đó, từ đó giải phóng một con rồng được chạm khắc tinh xảo.

Trong bài này chỉ là một số ít các robot từng tồn tại vào thời Trung Quốc cổ đại.

Tất cả những thiết bị tiên tiến ấn tượng này buộc chúng ta phải đánh giá lại vốn hiểu biết hiện tại của chúng ta về kỹ thuật cơ khí thời cổ đại, vốn đã có những bước phát triển rất cao.

Quý Khải

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/bang-chung-cho-thay-nguoi-trung-hoa-co-da-che-ra-robot-cong-nghe-cao-tu-hang-ngan-nam-truoc.html

Comment