an-do-bang-chung-ve-may-tien-va-cong-nghe-khoan-da-co-dai
Ấn Độ: Bằng chứng về máy tiện và công nghệ khoan đá cổ đại
- bởi tamthuc --
- 20/05/2018
Trong bài viết về ngôi đền Hoysaleswara, Ấn Độ, chúng ta thấy rằng người Ấn Độ cổ đại đã sử dụng máy tiện để tạo ra các cột đá tinh xảo của ngôi đền. Liệu chiếc máy tiện đá thời cổ đại tại Ấn Độ có thực sự tồn tại? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nghi vấn này.
Bằng chứng về máy tiện đá
Tại làng Hampi, nơi được coi là di sản của các công trình đá cổ Ấn Độ, nhà khảo cổ học nghiệp dư Praveen Mohan đã phát hiện một tảng đá lớn với các rãnh tròn đồng tâm được tạo ra một cách hoàn hảo, giống như được gia công bởi máy tiện – một phương thức gia công bề mặt hiện đại ngày nay. Giữa phiến đá có một lỗ hình chữ nhật.
Tại khu vực gần tảng đá này, có hai cột đá với lỗ tròn được khoét gần đỉnh cột. Điều này nói lên rằng, có thể một thanh hình trụ đã được nối giữa hai cột đá này.
Praveen Mohan còn tìm thấy một phiến đá lớn hình chữ nhật có một lỗ ở giữa. Điều quan trọng là phiến đá này có chiều dài đúng bằng khoảng cách của 2 cột đá.
Khi sắp xếp các chi tiết đá vừa được tìm thấy lại với nhau, Praveen Mohan đã chứng minh rằng chúng cùng các thiết bị khác đã bị thất lạc sẽ tạo thành một chiếc máy tiện đứng. Trong trường hợp này, thiết bị thất lạc chính là thanh tròn nối giữa 2 trụ đá và lưỡi dao tiện di động trên thanh tròn. Theo xác định, 2 lỗ hình chữ nhật của phiến đá chữ nhật và phiến đá được tiện tròn sẽ giữ cho phiến đá được tiện ổn định trong quá trình gia công. Dưới đây là mô phỏng của Praveen Mohan về thiết bị tiện đá này:
Mô phỏng về chiếc máy tiện cổ đại này về cơ bản rất giống với các máy tiện đứng hiện nay. Tất nhiên là nó còn thiếu bộ phận dao tiện, chạy dao và đặc biệt là phần điều khiển của máy. Nếu mô phỏng này là chính xác thì chắc chắn trước đây chiếc máy tiện đã được sử dụng để gia công cho các công trình đá ở Ấn Độ cổ đại.
Những gì được tìm thấy đã chứng minh rằng ở thời cổ đại, Ấn Độ đã từng sở hữu công nghệ tiện đá rất tiên tiến để tạo ra những chiếc cột đá rất tinh xảo như tại đền thờ Hoysaleswara.
>> Công nghệ cổ đại ở Ấn Độ: Làm sao để đưa bức tượng đá 1.000 tấn lên đỉnh đồi 120m?
Bí ẩn về kỹ thuật khai thác đá cổ đại tại Ấn Độ
Các nhà khảo cổ thường cho rằng các công trình đá cổ đại đều được chế tạo từ các công cụ thô sơ như búa và đục. Theo lý thuyết này, để khai thác đá từ các ngọn núi hoặc tách các khối đá lớn thành các khối đá nhỏ hơn, người thợ đá sẽ sử dụng búa và đục để tạo ra các lỗ có kích thước rộng khoảng 2cm, sâu khoảng vài cm. Sau đó họ sẽ chêm các nêm vào các lỗ đó và đổ nước nóng vào các lỗ mỗi ngày. Dần dần, các nêm đá và nước nóng sẽ sẽ tách khối đá thành 2 nửa. Quá trình cắt đá theo phương thức thô sơ này phải mất vài tháng mới cắt được một tảng đá.
Như vậy, để có thể xây dựng những công trình đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại sẽ mất hàng chục hay hàng trăm năm để hoàn thành. Nhưng các ghi chép tại Ấn Độ đều nói rằng các công trình đá cổ đại vĩ đại bao gồm hàng ngàn phiến đá lớn đều được xây dựng trong thời gian khá ngắn, khoảng vài năm. Vậy, hẳn là người Ấn Độ cổ đại cần phải có một phương pháp khai thác đá khác để có thể xây dựng lên các công trình đá vĩ đại?
Tại khu vực Mahabalipuram, Ấn Độ, khu vực có nhiều công trình đá cổ đại và các núi đá tự nhiên đã bị cấm khai thác đá từ hơn 50 năm trước. Paveeen đã tìm thấy dấu vết của kỹ thuật khai thác đá cổ đại của Ấn Độ. Trên vách các núi đá có dấu hiệu của các mũi khoan đường kính khoảng vài cm, sâu khoảng 30-40cm còn sót lại. Dường như, những người thợ đá cổ đại Ấn Độ chỉ cần dùng 1 mũi khoan sâu để tách tảng đá lớn.
Tại các công trình đá cổ đại được xây dựng dở dang, Paveen cũng tìm thấy điều tương tự, một mũi khoan đá được tạo ra ban đầu trước khi người thợ cổ đại tách các tảng đá ra khỏi các khối đá lớn.
Hình dưới đây cho thấy lỗ của mũi khoan của này tròn và đều đặn, thể hiện rằng nó được thực hiện bằng máy chứ không phải bằng búa và đục thô sơ.
Ngày nay, ngoài các máy cắt đá bằng lưỡi răng cưa, người ta còn có cách khai thác đá nhanh bằng cách khoan nhiều mũi khoan và đổ vào đó dung dịch bột nở để tách mở đá. Bột nở trong khi khô sẽ trương lên và làm cho phiến đá xuất hiện các khe nứt và bị tách ra sau khi đổ dung dịch nở từ 6 đến 20 tiếng. Vậy làm thế nào để người Ấn Độ cổ đại có thể tách các phiến đá nặng hàng tấn, kích thước hàng mét một cách nhanh chóng với chỉ bằng một mũi khoan?
Có thể khẳng định được rằng người Ấn Độ cổ đại đã sở hữu trình độ phát triển cao với máy móc và năng lượng công suất lớn (có thể là điện) để có thể khai thác và gia công đá bằng các máy tiện. Ta cũng không loại trừ rằng các máy móc tiên tiến khác cũng đã được sử dụng để điêu khắc lên các công trình đá hết sức tinh xảo và vĩ đại của người Ấn Độ.
Nhưng chúng ta vẫn băn khoăn với câu hỏi, làm thế nào mà những người Ấn Độ cổ đại sở hữu công nghệ khai thác đá hiện đại hơn một ngàn năm về trước mà lịch sử và thế giới không hề hay biết về điều này?
Video khám phá ra máy tiện đá và phương pháp khai thác đá cổ đại của nhà thám hiểm nghiệp dư Praveen Mohan:
Theo phenomenalplace.com
Thiện Tâm (tổng hợp)
>> Thủy tinh sa mạc có phải hình thành do bom nguyên tử thời cổ đại?
Comment