cu-nguyen-duc-can-ky-bi-vi-luong-y-chua-benh-khong-dung-thuoc
Cụ Nguyễn Đức Cần – Kỳ bí vị lương y chữa bệnh… không dùng thuốc
- bởi tamthuc --
- 03/01/2018
Ngày 13/7/1983 là một ngày rất đặc biệt. Chưa bao giờ ở Hà Nội lại có một đám tang nhiều khăn trắng như vậy, hàng ngàn bệnh nhân và gia đình của họ, tự nguyện chít những giải khăn tang trên đầu, từng đoàn, từng đoàn người nối nhau đến tiễn đưa cụ, không ai khóc thành tiếng, nhưng nước mắt giàn giụa…
Họ đến đây để tiễn đưa Cụ Nguyễn Đức Cần, một vị lương y ân đức, người có khả năng kỳ diệu chữa được rất nhiều loại bệnh nan y mà hoàn toàn… không dùng đến một viên thuốc, cho đến ngày nay y học hiện đại vẫn bó tay chưa nghĩ ra cách giải.
Mối nhân duyên tu luyện trong hoàn cảnh éo le, may mắn phát triển khả năng chữa bệnh siêu thường
Cụ Nguyễn Đức Cần, còn gọi là Cụ Trưởng Cần (1909-1983), từng sống ở số 86 làng Đại Yên (nay là Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Cụ sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước. Thời chiến tranh, cụ theo nghiệp quân ngũ, từng là Đại đội trưởng Đại đội Lam Sơn.
Năm lên 8 tuổi, cụ được gia đình gửi vào học tại trường Albert Sarraut (nay là trường trung học phổ thông Trần Phú) ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngôi trường nổi tiếng nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Lên 12 tuổi thì cưới vợ, nhưng chỉ mấy ngày sau người vợ cụ đã quay về nhà ngoại ở. Đúng lúc này thì công việc làm ăn của gia đình bắt đầu thua lỗ, rơi vào kiện cáo, bố cụ đổ bệnh, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Sau này, gia đình cụ mời được một thầy lang về chữa. Chẳng biết thầy lang đó chữa bằng cách nào, nhưng chỉ vài ngày thì bố của cụ khỏi bệnh. Không những thế, thầy lang đó bảo chỉ chữa bệnh làm phúc và không nhận tiền bạc thù lao của gia đình. Sau này thầy lang đã nhận cụ Cần theo truyền dạy phương pháp chữa bệnh, tu luyện tại đỉnh Mẫu (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Theo thầy lang kia thì đây là nơi “linh khí Việt Nam hội tụ”, rất tốt cho việc tu luyện thần nhãn, hấp thụ dương quang và truyền dạy tuệ quang…
Xuống núi, bắt đầu cuộc đời hành đạo chữa bệnh
Khoảng những năm 1940, cụ Cần bắt đầu chữa bệnh. Đầu tiên là những người trong họ tộc thân quen, sau mở rộng ra cho những ai có nhu cầu. Theo những lời lưu truyền lại thì cách chữa bệnh của cụ rất đặc biệt: Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ, nếu được cụ nhận lời, cụ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về thì bệnh có thể khỏi. Có người đến, cụ bảo cứ về đi, thế là bệnh cũng tự khỏi. Có người thì cụ còn xé nhỏ những mảnh giấy rồi truyền năng lượng vào, đưa cho người bệnh về nhà đốt lên uống hoặc đặt lên những chỗ bị đau. Những năm đó, người bệnh từ khắp nơi đổ về xin cụ chữa.
Cụ chữa nhiều loại bệnh như: Điên, ung thư, đau dạ dày, sơ gan cổ trướng, máu trắng, thấp khớp, vẩy nến, phù thận, méo mồm, trĩ, uốn ván, áp huyết, tim, liệt tay, câm, điếc, hen, đẻ ngược, viêm não…
Một ví dụ điển hình là của Trung tá bác sỹ Vũ Hữu Hiếu.
Trung tá Vũ Hữu Hiếu lúc đó công tác tại Viện quân y 108, bị bệnh nhũn não, một bên cánh tay bị liệt, đã đi chữa tại Liên Xô (cũ) nhưng không khỏi.
Khi ông Hiếu lên gặp Cụ Nguyễn Đức Cần xin chữa bệnh, cụ đã điều khiển ngay tại chỗ cho ông Vũ Hữu Hiếu giơ bên tay bị liệt lên (ảnh dưới). Chúng ta thấy bàn tay trái của cụ, ngón chỏ là Lực đang hướng về phía người bệnh, bàn tay phải của cụ giơ cao, ngón trỏ là Tiến đang điều khiển người bệnh giơ tay lên.
Tài năng chữa bệnh của cụ Trưởng Cần thần kỳ ở chỗ cụ không chỉ có thể chữa bệnh không viện đến một viên thuốc mà cụ còn có thể chữa bệnh từ xa, không gặp mặt người bệnh. Một ví dụ có thể kể đến là của Đại tá Lưu Huy Chao:
Đại tá Lưu Huy Chao, sinh năm 1933, phi công lái máy bay Mig – 17, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Năm 1979 ông bị bệnh mất ngủ liên tục và phải nằm điều trị tại nhiều bệnh viện quân đội như Bệnh viện 7 ở Đà Nẵng, Bệnh viện Saigon, Bệnh viên quân y 108. Có giai đoạn ông nằm bệnh viện 4 tháng liền không khỏi. Ông muốn chữa dứt bệnh vì vẫn còn đang bay. Có người mách ông đến xin cụ Cần chữa giúp. Gặp cụ, ông thưa với cụ mỗi đêm ông chỉ ngủ được từ 1 đến 2 giờ, tình trạng ấy kéo dài đã hơn 2 năm. Cụ Cần lấy một tờ giấy nhỏ như bao thuốc lá, viết chữ vào đấy, rồi đưa cho bệnh nhân. Cụ dặn khi ngủ thì đặt tờ giấy lên trán. Sau một tuần lễ, ông Chao đã ngủ được từ 3 đến 4 giờ. Khoảng 15 ngày sau ông đã ngủ được bình thường, sức khỏe hồi phục.
Cụ có thể chữa bệnh từ xa cho bệnh nhân ở cách hàng chục, hàng trăm cây số, thậm chí … ở bên kia bán cầu. Cụ từng chữa cho bệnh nhân ở tận Canada,Tiệp Khắc, Đức…
Không chỉ các căn bệnh thông thường, thậm chí những ca bệnh thập tử nhất sinh, cụ cũng có thể trị khỏi. Một ví dụ là của ông Nguyễn Quang Chiểu.
Ông Nguyễn Quang Chiểu, giám đốc nhà máy cơ khí nông nghiệp, tháng 02/1982 lâm bệnh nặng phải đưa vào Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi trùng và chuyển xuống khoa A5. Tại đó các bác sĩ lại nói không phải bệnh gan, mà bị tắc mật không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ nói mật đã sưng to hơn bình thường 250 lần. Sau đó lại được chuyển sang khoa B2, chẩn đoán ung thư gan và đến ngày 04/02/1982 thì mổ mật. Sau khi mổ, tình trạng rất nguy ngập. Các bác sĩ nói bệnh đã di căn lên não, chẳng còn một phần nào hy vọng sống nữa, chỉ đợi chết mà thôi.
Ngày 07/02/1982, ông Dụ, một bệnh nhân cũ của cụ Cần, bỗng thấy nóng ruột, đến chơi nhà ông Chiểu. Nghe tin ông Chiểu bệnh nặng, ông Dụ vào ngay bệnh viện để thăm. Chứng kiến cảnh gia đình mang quần áo vào bệnh viện chuẩn bị khâm liệm cho ông Chiểu, ông Dụ không cầm được nước mắt, vợ ông Chiểu thì ngất liên tục không còn hay biết gì nữa. Thấy tình thế khẩn cấp như vậy, ông Dụ liền cùng con trai thứ hai của ông Chiểu tới cầu xin cụ Cần cứu chữa cho ông Chiểu. Cụ Cần cho một tờ giấy có chữ ký của cụ mang về. Gia đình ông Chiểu đã hóa tờ giấy đó ngay trước phòng hồi sức. Vừa hóa xong thì ông Chiểu hé mở được mắt và cơ thể ấm dần lên. Nhờ ơn cụ Cần, ông Chiều từ chỗ chẳng còn hy vọng nào sống được, nay đã bình phục. Bây giờ đã ăn được cơm, đi lại được. Gia đình đã chụp một tấm ảnh bên linh cữu chuẩn bị cho ông Chiểu để dâng tặng cụ Cần.
Trong đời, cụ đã chữa khỏi cho hàng nghìn người, bao gồm nhiều bệnh nan y mà y học cũng phải bó tay, bao gồm ung thư. Cụ nhận được vô số thư cảm ơn từ người bệnh.
Thời đó với cách chữa bệnh chẳng giống ai, cụ bị rất nhiều người không hiểu cho là làm mê tín. Trong một lần tâm sự, cụ bảo:
“Tôi chữa bệnh bằng cái đầu của tôi, mà người ta cứ bảo tôi là phù thủy”.
Anh Đỗ Văn Nhân, một bệnh nhân của cụ cho biết, tuy cách chữa bệnh của cụ lạ, nhưng cụ không hề mê tín. Anh tâm sự:
“Khi được cụ chữa khỏi bệnh, sau này tôi đến thăm cụ nhiều lần. Cụ không hề mê tín. Trong nhà cụ chỉ có bàn thờ gia tiên thôi. Cụ còn có tinh thần bài trừ mê tín dị đoan rất cao. Chính tôi đã thấy cụ giải đồng cho nhiều người, bởi theo cụ đồng bóng gắn với mê tín dị đoan”.
Cụ cũng nói:
“Làm người phải ăn ở có Đức thì mới được đẹp, sinh sống hàng ngày phải lao động cần cù, phong tục tập quán thì nước nào cũng có, còn mê tín dị đoan thì nên bỏ”.
Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước tiến hành quay phim, nghiên cứu khả năng chữa bệnh của cụ
Khả năng chữa bệnh của Cụ Cần từng được Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước thẩm định. Được sự cho phép của cụ, các nhà nghiên cứu của Ủy Ban đã đến quay phim trực tiếp 2 ca chữa bệnh. Thành viên Ủy Ban đều là những nhà khoa học có trình độ cao, như GS Nguyễn Hoàng Phương (chủ nhiệm khoa đầu tiên của Khoa Vật lý Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (chủ nhiệm bộ môn Dự báo trong Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người – thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam),… Những người ủng hộ chương trình nghiên cứu này là những nhà khoa học có uy tín của Việt Nam, như GS Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viên Khoa học VN, GS Đào Vọng Đức, Viện trưởng Viện Vật lý,…
Ngày 26 tháng 4 năm 1974 trong buổi báo cáo của Ủy Ban Khoa Học tại Bộ công an. Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn đã phát biểu: “Việc chữa bệnh của cụ là có cơ sở khoa học, trước đây tôi cũng có khả năng này, nhưng do tham gia cách mạng, nếu không tôi cũng có khả năng chữa một số bệnh như cụ Cần”. Khi Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã phát biểu: “Như vậy có thể coi rằng buổi hôm nay là buổi mở đầu cho sự ra đời ngành khoa học ngoại cảm ở nước ta”. Bộ trưởng đã đáp lại: “Nếu thế thì vinh dự cho Bộ Công an quá”.
Vào ngày 30/4/1974, được sự đồng ý của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và Bộ Công an, Ủy Ban đã tổ chức quay phim việc chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần tại nhà riêng của cụ ở Đại Yên, Hà Nội: một phụ nữ bị bệnh tóc kết lâu năm và một em nữ sinh phổ thông bệnh bại liệt từ nhỏ, chân teo lại. Nhóm nghiên cứu đề nghị là phải dùng biện pháp quay phim, vì chỉ quay phim mới so sánh được kết quả lúc trước và sau khi chữa bệnh. Nhóm nghiên cứu có đề nghị với xưởng phim Tư liệu Khoa học và Xưởng phim Quân đội. Thứ hai ông Giác Hải có nhờ đến xưởng phim của Vô tuyến truyền hình.
Nhóm nghiên cứu còn mời các khách mời khác như ông Lê Khắc, Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học Kỹ thuật Nhà nước, một số đại diện ngành y tế, các cơ quan khoa học, Bộ Công an, một số tướng lĩnh trong quân đội như Thiếu tướng Kinh Chi, ông Đặng Quốc Bảo… Cả ba đoàn quay phim đều có mặt, có công an Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ. Trước hết Cụ chữa ca bệnh tóc kết. Cụ điều khiển một người phụ nữ cầm lược chải tóc người bệnh cho nó xuôi ra, chải một lúc lại thấy bị tắc, bèn nói: “Thưa cụ, xin cụ cho mở thêm ra, không thể chải được”. Cụ giơ tay điều khiển thì lại chải được tóc, sau một lúc thì tóc mượt ra. 15 ngày sau, chúng tôi có tìm lại người bệnh ấy thì tóc vẫn mượt, không quăn trở lại. Điều quan trọng với người bệnh là khi tóc bị kết thì đau đầu, sau khi cụ chữa thì người bệnh không còn bị đau đầu nữa.
Tiếp đến Cụ chữa ca bệnh bại liệt, chân đã bị teo. Cụ nói ngay: “Cái chân này không thể chữa khỏi được đâu, nhưng tôi sẽ làm cho nó cử động được”. Cụ điều khiển thì cái chân cử động được thật, vì trước đó một bác sĩ bệnh viện Việt Xô (bệnh viện Hữu Nghị) đã lấy kim châm nhưng chân đó không thể cử động. Chúng tôi có mời hai bác sĩ: một bác sĩ ở bệnh viện Việt Xô giám định ca bại liệt, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai giám định ca bệnh tóc kết. Các bác sĩ có phát biểu và đã ghi âm, kết luận là việc chữa bệnh của cụ buổi đầu có kết quả.
Sau buổi quay phim hai ca chữa bệnh của cụ, GS Nguyễn Hoàng Phương đã phát biểu:
“Cụ Nguyễn Đức Cần có một khả năng kỳ diệu và phương pháp chữa bệnh hoàn toàn mới và rất thần tình, mặc dầu chưa giải thích được, là một tồn tại khách quan, không thể phủ nhận được”.
Vị lương y giàu lòng nhân ái
Cả đời cụ Trưởng Cần chữa bệnh không lấy một đồng tiền nào của bệnh nhân. Nhạc sĩ Tu My Đỗ Mạnh Cường nhớ lại: “Tôi bị bệnh tim, được cụ cứu chữa. Tiền cũng không có, dành dụm mua quà đến biếu cụ chỉ là miếng chả hay dăm ba bìa đậu phụ, cụ chỉ bảo: “Ông nhận rồi, giờ thì mang về cho các cháu ăn đi”. Một lần có người bệnh nghèo mang biếu cụ khúc sắn dây luộc, cụ nhận và bảo cắt ra cho cả những người bệnh có mặt ở đấy ăn. Cụ luôn trân trọng tình cảm người bệnh nghèo”.
Cụ cũng tâm sự:
“Tôi chữa bệnh không lấy tiền, như vậy tôi đã làm lợi cho dân. Đó là điều làm tôi sung sướng. Tôi chỉ muốn mọi người có cơm no, áo ấm, không bị ốm đau, thế thôi”.
Không chỉ sở hữu khả năng chữa bệnh kỳ diệu, trong phương pháp chữa bệnh của cụ, cụ Cần rất hay nhấn mạnh với người bệnh về tầm quan trọng của việc “giữ đức, tích đức, trọng đức” như là điểm cốt yếu để mau chóng lành bệnh, và tránh tai ách trong tương lai.
Cụ bảo:
“Đức là gốc của con người. Nếu anh sửa được thì dù anh nghèo anh cũng không khổ. Giàu mà cái gốc không còn, đức hết anh khổ cũng là tại anh”.
”Ở đây không có cúng lễ gì cả,nếu hiểu và biết sửa mình, ăn ở đối xử cho đúng nghĩa thì mọi việc đều tốt cả, khỏi hay không là ở mình, tôi không có thuốc thang gì cả,cứ biết tu sửa mình, ăn ở cho có đạo đức là được, tốt đẹp hay không là ở mình”.
Không biết có phải là do thiên mệnh của cụ đến thế gian là để chữa bệnh cho người dân hay không mà trong cái tên được cụ thân sinh đặt cho cụ, lại vừa khéo có hai chữ “Đức Cần”, phải chăng là một lời nhắc nhở thâm sâu rằng cần phải chú trọng tầm quan trọng của việc “tích đức, giữ đức, trọng đức”.
Lý giải hiện tượng chữa bệnh của cụ Trưởng Cần dưới góc độ người tu luyện
Hiện tượng chữa bệnh từ xa của cụ Trưởng Cần là một vấn đề nan giải, chưa thể giải thích dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Điều này được phản ánh rất rõ trong lời nhận xét của GS Nguyễn Hoàng Phương – chủ nhiệm khoa Vật lý ĐH Khoa học – Tự nhiên Hà Nội. Xin nêu lại ở đây:
“Cụ Nguyễn Đức Cần có một khả năng kỳ diệu và phương pháp chữa bệnh hoàn toàn mới và rất thần tình, mặc dầu chưa giải thích được, là một tồn tại khách quan, không thể phủ nhận được”.
Tuy nhiên, nếu đổi giác độ, nhìn nhận khả năng chữa bệnh của cụ Cần dưới góc độ của giới tu luyện, thì có thể hiểu được nguyên nhân thật sự đằng sau việc này. Như cụ Cần có chia sẻ, khả năng của cụ đến từ việc tu luyện cùng một vị thầy trên đỉnh Mẫu, núi Ba Vì, cùng một vị thầy khác (không đề cập trong bài này). Trên thực tế, thông qua tu luyện, một người bình thường có thể khai mở các siêu năng lực của bản thân (còn gọi là công năng đặc dị), vốn dĩ là các tiềm năng ẩn sâu của cơ thể người.
Những siêu năng lực này từ lâu đã là chủ đề quan tâm của chính phủ các nước. Lấy ví dụ, theo một tài liệu được giải mật của CIA, chính phủ Trung Quốc từng tiến hành nghiên cứu các khả năng siêu thường của cơ thể người vào cuối thập niên 70. Bản thân quân đội Mỹ cũng từng có một dự án tuyệt mật gọi là Stargate, nhằm nghiên cứu tiềm năng phát triển các siêu năng lực ứng dụng trong lĩnh vực tình báo.
Tuy nhiên điều kiện căn bản để có thể phát triển các siêu năng lực này, là điều cụ Cần được thầy truyền dạy, cũng chính là điều Cụ Cần thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân, chính là phải “trọng đức”, chú trọng tu sửa bản thân.
Những ca chữa bệnh thần ký của cụ có thể được coi là kỳ tích trong giới y học, ngay cả cho đến tận ngày nay. Cụ đã mất, và những kỳ tích của cụ dường như đã trở thành quá khứ, không thể tìm lại. Tuy nhiên, liệu bạn có tin rằng, ngay trong xã hội hiện đại ngày nay, những kỳ tích đó đang được lặp lại, một phương pháp tu luyện đem lại những hiệu quả kỳ diệu cả về thể chất lẫn tinh thần đang được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới, bao gồm ở Việt Nam. Hàng trăm triệu người đã thu được lợi ích. Và cũng như trường hợp của cụ Cần, phương pháp này đã được kiểm nghiệm và xác thực bởi các chuyên gia y học, nhận được bằng khen và sự công nhận của chính phủ nhiều nước. Phương pháp này gọi là Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), và có thể tự học tại nhà.
Một nét tương đồng khác giữa Pháp Luân Công và những điều cụ Cần nhắc tới là người muốn trừ bệnh, khỏe thân, đắc được những điều tốt đẹp thì nhất định phải trọng đức, tôi luyện thân tâm, buông bỏ những thói hư tật xấu, lấy thiện tâm đối đãi với mọi người…
Nếu bạn may mắn, giống như mối duyên tình cờ năm xưa đã kết nối cụ Trưởng Cần với hai vị thầy lang đã thay đổi cuộc đời cụ, thì có lẽ đây chính là lúc để kết mối duyên này. Kiên trì tập luyện, tu rèn tâm tính, coi trọng đức, bạn sẽ có thể đắc được những gì đáng được đắc.
Quý Khải
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/cu-nguyen-duc-can-vi-than-y-sieu-pham-chua-benh-khong-dung-thuoc.html
Comment