tan-cung-cua-khoa-hoc-phai-chang-la-ton-giao-p-nhung-kham-pha-cua-sinh-hoc-va-vat-ly
Tận cùng của khoa học phải chăng là tôn giáo? (P.1): Những khám phá của sinh học và vật lý
- bởi tamthuc --
- 25/06/2018
Rất nhiều nhà khoa học chân chính càng đi sâu vào nghiên cứu, thì càng phát hiện ra mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo.
Đã một thời, các nhà khoa học luôn tìm cách chứng minh cho nhân loại thấy rằng nhìn nhận của tôn giáo là sai và Chúa Trời không tồn tại. Các nhà khoa học coi thế giới như là một sản phẩm của trí tuệ thay vì của vật chất và chuyển động, thường ít khi nào ngừng có những phát kiến mới. Trong khi tôn giáo rất coi trọng việc bảo tồn sự nguyên gốc của các kinh sách và đòi hỏi người ta có đức tin nhiều hơn.
Cho nên chúng ta vẫn nhìn nhận rằng, khoa học và tôn giáo là hai phạm trù triết học mâu thuẫn nhau. Và nhiều khi khiến ta cảm thấy rằng khoa học đã thắng thế, bởi khoa học thì tiến bộ không ngừng trong khi tôn giáo vẫn dậm chân một chỗ.
Tuy nhiên, có một điều thật kỳ lạ, khoa học đầu tiên tìm cách phủ nhận tôn giáo, nhưng càng nghiên cứu sâu thì càng chứng minh rằng những nhận định của tôn giáo cách đây cả ngàn năm là đúng đắn.
Một số người tin vào khoa học thường cho rằng những lời trong các kinh sách Phật giáo, Kinh Thánh,… là nhận thức thời còn mông muội. Tuy nhiên, những điều mà chúng ta cho rằng nực cười nhất, mơ hồ nhất thì lại càng ngày càng được khoa học chứng minh tính xác thực của nó.
Về sinh học
Trong các kinh điển Phật giáo có lưu truyền những câu của Đức Phật như: “Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng”, nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng, ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Trong một kinh sách khác có ghi chép: “nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú” tức là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong.
Thời Đức Phật còn tại thế cách chúng ta 2500 năm, còn rất lâu sau con người mới làm ra kính hiển vi và các phương tiện khoa học tiên tiến để nhận thức được sự tồn tại của vi khuẩn, vi trùng.
Trước đây, những điều chúng ta cho rằng “mê tín, lạc hậu” như “vạn vật hiển linh” (vạn vật có linh hồn) thì lại được các nhà khoa học chứng minh là đúng bằng những thí nghiệm hết sức đơn giản và dễ hiểu.
Vào một ngày tháng 2 năm 1966, chuyên gia cục tình báo CIA của Mỹ tên là Cliff Baxter trong lúc cao hứng đã nối hai cực của máy dò nói dối lên lá của một cây ngưu thiệt lan hoa, rồi tưới nước vào gốc cây. Trên bản vẽ điện kế, bút điện tử tự động liền vẽ ra một đồ hình lớn hình răng cưa, loại hình vẽ đồ thị này rất giống với loại đường cong mà đại não của con người trong lúc hưng phấn, cao hứng mà sinh ra.
Cliff Baxter đã rất bất ngờ khi nhận thấy thực vật lại có cảm xúc bởi theo quan niệm phổ biến khi đó, thực vật là sinh vật bậc thấp và những cảm xúc phức tạp chỉ tồn tại ở động vật bậc cao và con người. Theo hướng ấy Cliff Baxter đã làm thêm rất nhiều thực nghiệm và phát hiện thực vật có rất nhiều cảm xúc giống như con người, có vui thích, có sợ hãi, thậm chí còn có khả năng siêu cảm, một khả năng chỉ xuất hiện trên vài người đặc biệt.
Sau khi công bố nghiên cứu này đã gây ra một sự chấn động.
Sau đó rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai theo hướng nghiên cứu ấy và cho ra kết quả tương tự. Thí nghiệm gần đây nhất là của hãng sản xuất đồ nội thất nổi tiếng Thụy Điển-IKEA. Người ta đã làm thí nghiệm với hai cây hoa mộc lan trong điều kiện chăm sóc hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác là một cây chỉ nghe những lời chỉ trích miệt thị của con người, cây kia thì nhận toàn những lời yêu thương, âu yếm. 30 ngày sau, cây bị nghe những lời miệt thị trở nên ủ rũ và úa vàng.
Từ trước đến nay, thuyết tiến hóa vẫn phủ bóng rộng lớn lên ngành sinh học. Theo học thuyết này, sự sống được tiến hóa từ các thể đơn bào, rồi đến đa bào, động vật bậc thấp, tiếp đến là động vật bậc cao, từ giữa biển khơi mênh mông, sau đó bò lên lục địa, và cứ thế tiến hóa thành các sinh vật cao cấp và cuối cùng là thành con người ngày nay. Rất nhiều người đã tin vào tính đúng đắn của thuyết tiến hóa đồng thời phủ nhận những nhận định của tôn giáo rằng “vạn vật hiển linh”, tức là vạn vật có linh hồn.
Tuy nhiên Những thí nghiệm này đã chứng minh thực vật cũng là sinh mệnh cao cấp không thua kém con người. “Vạn vật hiển linh”, câu nói có vẻ “mê tín” đến từ tôn giáo này hóa ra lại mô tả chính xác một hiện tượng khoa học.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về thế giới thực vật, cho thấy chúng thực sự là một thế giới phong phú, phức tạp. Có vẻ các nghiên cứu của khoa học gần đấy chứng minh cho những điều tôn giáo nhận định.
Về vật lý
Trong lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại đã từng xuất hiện rất nhiều trường hợp vô tình lạc vào các cõi không gian khác trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng khi trở về đã vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm trôi qua. Những trường hợp đó rất nhiều và xác thực.
Chính vì thế sự tồn tại của thời không khác rất được các nhà vật lý học quan tâm với nhiều lý thuyết ra đời: lý thuyết dây, vũ trụ song song, đa thế giới tương tác,… Các nhà vật lý học đang cố tìm kiếm các cõi không gian khác.Họ khẳng định lý thuyết về đa thế giới có thể giải thích rất nhiều phát hiện kỳ lạ trong cơ học lượng tử.
Theo đó, có sự hiện diện của các cõi không gian khác xuất hiện cùng chỗ và cùng lúc với không gian của chúng ta nhưng chúng tồn tại một cách độc lập, các thế giới chỉ tương tác với nhau trong những trường hợp cực kỳ đặc thù và không thể nắm bắt.
Nhận thức của các nhà vật lý học về thế giới song song, vũ trụ song song, đa thế giới,… là tương hợp với những điều đã được đề cập từ lâu trong tín ngưỡng và tôn giáo. Những người theo tín ngưỡng và tôn giáo đều cho rằng bên cạnh thế giới, vũ trụ mà con người chúng ta nhận thức được, có vô số thế giới khác và vũ trụ khác cùng đồng thời tồn tại.
Phật giáo còn lưu truyền câu chuyện của pháp sư Khoan Tịnh khi ngồi thiền trong động Di Lặc núi Cửu Tiên, đột nhiên được “Quan Âm Bồ tát” tiếp dẫn đến “Thế giới Tây Phương Cực Lạc”, ngài ở đó khoảng 20 giờ nhưng khi trở lại nhân gian thì đã sáu năm trôi qua, sau khi trở về vị pháp sư này đã viết cuốn sách “Tây Phương Cực Lạc thế giới du ký” truyền lại đời sau.
“Luân hồi” vốn là một khái niệm tôn giáo. Theo các tôn giáo phương Đông và phương Tây, một sinh mệnh con người gồm hai phần, linh hồn và thể xác. Sau khi chết, linh hồn sẽ thoát ra khỏi thể xác và đầu thai vào một kiếp sống mới. Các sinh mệnh mới sinh ra thường không nhớ gì về tiền kiếp của mình, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt có thể còn lưu giữ một chút ký ức hay dấu vết tiền kiếp, đây chính là hiện tượng luân hồi.
Nhưng gần đây luân hồi đã trở thành một khái niệm khoa học khi rất nhiều nhà nghiên cứu đã bước chân vào nghiên cứu hiện tượng này. Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều bằng chứng vật lý về hiện tượng luân hồi, như: vết bớt di truyền, chữ viết tay di truyền, tự nhiên biết thứ tiếng nào đó, ký ức về tiền kiếp,…
Một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng, tư duy con người bắt nguồn từ đại não và phủ nhận sự tồn tại của linh hồn. Tuy nhiên, một số người không có đại não, nhưng vẫn có tư duy, các hiện tượng luân hồi, đa nhân cách và đặc biệt là những trải nghiệm cận tử hết sức xác thực đã cho thấy tư duy con người không phải bắt nguồn từ đại não.
Vậy tư duy con người bắt nguồn từ đâu? Nhiều nhà khoa học khẳng định lại một điều đã được tôn giáo thừa nhận từ hàng ngàn năm trước: linh hồn. Thậm chí các nhà khoa học còn đặt máy quay quan sát những người chuẩn bị qua đời và quan sát được những bóng mờ dời khỏi thân thể, nhiều người khẳng định đó là hiện tượng linh hồn dời khỏi thể xác.
Như vậy rất nhiều bằng chứng về sinh học, vật lý học cho thấy các nhà khoa học thay vì phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo thì lại đang chứng minh rất nhiều điều trong tôn giáo là đúng đắn.
(Còn tiếp)
Nam Minh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/tan-cung-cua-khoa-hoc-phai-chang-la-ton-giao-p-1-nhung-kham-pha-cua-sinh-hoc-va-vat-ly.html
Comment