No icon

trai-dat-hung-chiu-loat-phong-xa-tu-mot-he-thong-sao-cach-nam-anh-sang

Trái đất hứng chịu loạt phóng xạ từ một hệ thống sao cách 7500 năm ánh sáng

Cách hành tinh của chúng ta 7500 năm ánh sáng, có một hệ sao đáng kinh ngạc nằm bên trong một tinh vân đẹp rực rỡ có tên gọi Eta Carinae. Mặc dù ở một khoảng cách xa đến như vậy nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thấy được hiệu ứng của nó.

Vào giữa thế kỷ 19, hệ thống này đột nhiên trở thành ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời. Khi ấy nó đã được cho là một siêu tân tinh, tuy nhiên bây giờ các nhà nghiên cứu lại cho rằng đây là kết quả của việc các ngôi sao thổi ra một lượng lớn vật chất – khiến nó trở thành một “kẻ mạo danh siêu tân tinh” và bỏ lại phía sau Tinh vân Homunculus.

Trước đây, nguyên nhân chính xác của quá trình Đại phun trào vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng hiện tại, một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Astronomy đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ NuSTAR của NASA và phát hiện ra rằng hệ thống này vẫn bắn ra các hạt với năng lượng cao. Thậm chí một số hạt đã bắn tới tận hành tinh chúng ta dưới dạng tia vũ trụ.

Kenji Hamaguchi, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết: “Chúng tôi biết sóng từ các vụ nổ của những ngôi sao sau khi nổ có thể tăng tốc các hạt tia vũ trụ với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng – mức năng lượng đáng kinh ngạc. Những quá trình tương tự phải xảy ra trong các môi trường khắc nghiệt khác. Phân tích của chúng tôi cho thấy Eta Carinae là một trong số đó.”

Tia vũ trụ được biết là bắn vào hành tinh của chúng ta từ bên ngoài Hệ Mặt Trời nhưng điện tích của chúng cho thấy chúng đổi hướng khi va vào từ trường, khiến việc theo dõi nguồn gốc của chúng trở nên khó khăn. Tuy nhiên NuSTAR đã có thể xác định một số bức xạ đến từ hệ thống này.

Eta Carinae bao gồm hai ngôi sao khổng lồ, lần lượt gấp 90 và 30 lần khối lượng Mặt Trời. Cứ 5,5 năm một lần chúng đi qua với khoảng cách gần, chỉ khoảng 225 triệu kilômét – tương đương với khoảng cách từ sao Hỏa đến Mặt Trời.

(Ảnh: Wikimedia Commons)

Các ngôi sao phát ra những bức xạ mạnh như Mặt trời của chúng ta, nhưng khi chúng tiếp cận nhau, những bức xạ này va chạm với nhau, tạo ra một tín hiệu tia X đáng chú ý được phát hiện bởi NuSTAR. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhìn thấy một chùm tia gamma nhờ sử dụng Kính viễn vọng Không gian Gamma Fermi của NASA.

Thật thú vị khi quá trình của quỹ đạo này không thể giải thích mọi thứ. NuSTAR quan sát thấy một số tia X mạnh hơn gấp 3 lần so với những tia được cho là do bức xạ va chạm. Chúng dường như đồng bộ với khi các tia gamma được phát ra.

NASA cho hay:

“Các nhà nghiên cứu nói rằng lời giải thích tốt nhất cho cả tia X mạnh và phát xạ tia gamma là các electron tăng tốc trong các sóng xung kích mạnh dọc theo ranh giới của các bức xạ sao. Các tia X được phát hiện bởi NuSTAR và các tia gamma được phát hiện bởi Fermi phát sinh từ ánh sáng sao tăng cường năng lượng rất lớn bởi các tương tác với các electron này.”

Tia X từ hệ thống sao được phát hiện nhờ kính thiên văn vũ trụ NuSTAR của NASA. (Ảnh: Tech Explorist)

Sau đó, những electron đó khiến chúng ra khỏi hệ thống cũng như tất cả các con đường đến Trái Đất. Một số người đã ví rằng cặp ngôi sao này đang khiêu vũ cách xa nhau hàng nghìn năm ánh sáng và chúng đang gửi một chút tình yêu của riêng chúng theo cách này!

Nhật Quang

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/trai-dat-hung-chiu-loat-phong-xa-tu-mot-he-thong-sao-cach-7500-nam-anh-sang.html

Comment