cac-gia-dinh-my-lam-the-nao-de-tranh-viec-tre-tuot-doc-sau-he
Các gia đình Mỹ làm thế nào để tránh việc trẻ “tuột dốc sau hè”?
- bởi tamthuc --
- 22/07/2018
Rất nhiều phụ huynh Việt Nam đều băn khoăn không biết làm sao để các con trải qua kỳ nghỉ hè hơn 2 tháng mà không bị “tuột dốc”: Tuy mong con có thể bỏ hết mọi áp lực trong học tập để vui chơi, nhưng lại cũng mong con có thể giữ được thành tích học tập như khi ở trường và học hỏi được những điều mới có giá trị.
Tại hầu hết các nơi ở Mỹ, kỳ nghỉ hè bắt đầu từ tháng 6. Các bậc phụ huynh ở Mỹ cũng có nỗi lo tương tự, họ lo lắng về vấn đề “tuột dốc sau hè” của con. Vậy họ làm cách nào để khắc phục điều này?
Thế nào là “tuột dốc sau hè”?
Bắt đầu từ năm 1906, các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện ra một “sự thật nghiêm trọng”, trong thời gian nghỉ hè, các bé sẽ quên đa phần những gì đã được học trong năm, hiện tượng này được gọi là “sự thụt lùi học vấn sau kỳ nghỉ hè” hoặc “tuột dốc sau hè”. Biểu hiện của việc này là:
- Sau kỳ nghỉ hè, trẻ sẽ quên mất thành quả học tập của tương đương khoảng 1 tháng.
- Khả năng đọc của trẻ thường sẽ bị thụt lùi 2 tháng.
- Trong 1 tháng rưỡi sau khi đi học lại vào tháng 9, trẻ phải bù lại sự “tuột dốc sau hè”.
- Đối với các học sinh lớp 9 lên cấp 3, 2/3 sự khác biệt về trình độ đọc là do vấn đề “tuột dốc sau hè” gây ra.
Theo thống kê của Oxford Learning thuộc trường Đại học Oxford, trẻ em ở Anh cũng gặp vấn đề tương tự sau kỳ nghỉ hè:
- Trẻ bị mất kỹ năng làm toán tương đương khoảng 2,6 tháng, và khả năng đọc khoảng 2 tháng.
- Các em cần phải mất 6 tuần để bù đắp sau khi đi học lại.
- Bắt đầu từ lớp 1, hiện tượng “tuột dốc sau hè” đã bắt đầu xuất hiện, đến lớp 6, khoảng cách về điểm số do vấn đề này tạo ra có thể lên đến hơn 2 năm.
Vào năm 2007, các nhà nghiên cứu Karl Alexander, Doris Entwisle và Linda Olson ở trường Đại học Johns Hopkins đã nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng “tuột dốc sau hè” này. Nghiên cứu cho thấy, khác biệt về thu nhập gia đình cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ “tuột dốc sau hè”. Dù các trẻ sống trong những gia đình có thu nhập thấp cũng nỗ lực học tập giống như các em trong gia đình trung lưu, nhưng mức độ tuột dốc của các em về khả năng đọc sau kỳ nghỉ hè là rõ ràng hơn.
Kết quả nghiên cứu đối với 2/3 các em học sinh lớp 9 cho thấy, khoảng cách về điểm số môn đọc ở tiểu học có liên quan đến thời gian mà các em dành ra để đọc sách trong kỳ nghỉ hè.
Một nghiên cứu khác mới đây cũng cho ra kết luận tương tự. Trong một bài báo cáo phân tích tổng hợp được công ty RAND công bố, các em học sinh tiểu học sẽ gặp hiện tượng “tuột dốc về học tập” sau kỳ nghỉ hè, mà hiện tượng này nghiêm trọng hơn ở các em học sinh từ những gia đình có thu nhập thấp. Bởi vì đa phần các gia đình trung lưu ở Mỹ sẽ cho con đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày trong kỳ nghỉ, còn các em từ những gia đình thu nhập thấp lại chỉ vui chơi.
Những trẻ đọc nhiều sách trong kỳ nghỉ hè sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi vấn đề “tuột dốc sau hè”. Nghiên cứu của Quỹ Anne Casey (Mỹ) nhận thấy rằng việc đọc sách trong kỳ nghỉ là vô cùng quan trọng, việc bồi dưỡng khả năng đọc không chỉ có thể giải quyết vấn đề tuột dốc về học tập trong kỳ nghỉ, mà còn hỗ trợ các em rất nhiều trong học tập. Trong số các em thuận lợi tốt nghiệp cấp 3, có 1/6 em đã rèn luyện kỳ năng đọc từ năm lớp 3.
Làm sao để con “không tuột dốc sau hè”?
Đọc sách! Đọc sách! Đọc sách! Đọc sách là phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề tuột đốc sau hè của đa số các gia đình trung lưu ở Mỹ và cũng là yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt trong học tập của trẻ sau khi đi học lại. Cách làm này của họ rất đáng để học hỏi.
Bước đầu tiên của việc đọc sách vào kỳ nghỉ chính là đưa con đến thư viện hoặc nhà sách, giúp trẻ tìm những quyển sách nên đọc. Làm sao để giúp con chọn được sách? Có 2 cách đơn giản dễ làm:
1. “I Pick Right Fit Book”
“I Pick Right Fit Book” là cách chọn sách mà thủ thư và giáo viên ở trường học tại Mỹ dạy các em học sinh để các em dễ dàng nắm bắt.
“Right Fit Book” là những quyển sách phù hợp với khả năng, trình độ đọc của trẻ và trẻ cũng có hứng thú.
“I Pick” là một cụm từ viết tắt:
- I – I can look at a book (Tôi có thể đọc quyển sách này.)
- P – Purpose: Why do I want to read it? (Tại sao tôi muốn đọc quyển sách này?)
- I – Interest: Does it interest me? (Tôi có thích quyển sách này không?)
- C – Comprehension: Do I understand it? (Tôi có hiểu quyển sách này không?)
Bạn cũng có thể dạy con dùng cách này ở nhà.
2. Quy luật 5 ngón tay
Quy luật kinh nghiệm hay còn gọi là “quy luật 5 ngón tay” là một cách vô cùng đơn giản để dạy trẻ phán đoán xem độ khó của sách mà mình chọn có phù hợp với khả năng đọc của mình hay không.
Hãy để trẻ mở quyển sách mà trẻ chọn đến trang nào có nhiều chữ nhất và bắt đầu đọc. Khi gặp những chữ trẻ không biết đọc thì sẽ giơ một ngón tay lên. Tiếp tục đọc hết trang, nếu trẻ giơ hơn 4 ngón tay lên nghĩa là quyển sách này quá khó đối với trẻ. Nếu chỉ giơ 3 ngón tay thì trẻ sẽ cần một vài sự giúp đỡ khi đọc quyển sách này. Nếu giơ 2 ngón tay nghĩa là quyển sách này vô cùng phù hợp với trẻ. Còn nếu chỉ giơ 1 ngón tay thì quyển sách này quá đơn giản đối với vẻ và không có sự thử thách nào cả.
Sau khi đã chọn được sách, bước tiếp theo là phải đảm bảo mỗi ngày trẻ cần đọc ít nhất 20 phút.
Vì sao phải đọc ít nhất 20 phút?
Nghiên cứu vào năm 1987 của Najib và Herman ở Mỹ đã nhấn mạnh rất rõ ràng tầm quan trọng của việc đọc sách ít nhất 20 phút mỗi ngày. Nếu một học sinh lớp 1 mỗi ngày chỉ đọc sách 1 phút sau giờ học, khi học hết lớp 6, trẻ sẽ học được 8.000 chữ; còn một học sinh khác đọc sách 20 phút mỗi ngày sau giờ học thì sẽ học được 1,8 triệu chữ!
Nếu vào kỳ nghỉ hè, các em bị cuốn theo những hoạt động như cắm trại hè, du lịch… việc đọc sách không phải là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, hoặc bản thân trẻ vốn không thích đọc sách, vậy thì phải làm gì để đảm bảo việc trẻ đọc sách ít nhất 20 phút mỗi ngày?
Dù là việc nhỏ nhặt đến mức nào, nếu muốn kiên trì thì đều sẽ khó khăn hơn. Ngay cả người lớn cũng có thói quen trì hoãn, chứ đừng nói đến trẻ em không có khả năng tự kiểm soát (ngoại trừ những em rất thích đọc sách). Nhưng điều này sẽ không làm khó được các bậc phụ huynh và giáo viên ở Mỹ. Họ đã nghĩ ra rất nhiều cách hay và thú vị để giúp các bé quen với việc đọc sách trong kỳ nghỉ hè dễ làm trẻ lười biếng nhất này.
3. Đọc sách đòi hỏi cảm giác nghiêm túc
Đọc sách mà một việc nghiêm túc, đối với trẻ, việc này cũng có tác dụng khích lệ trẻ. Bạn có thể sẽ cảm thấy, cái gọi là “nghi thức tuyên thệ khi đọc sách” là một màn biểu diễn, nhưng có lẽ việc này thật sự sẽ giúp các bé cảm nhận được sự “nghiêm túc”. Về mặt ý nghĩa nào đó, việc này cũng là một kiểu tự giám sát bản thân, dù sao thì chẳng có ai thích nuốt lời cả.
Một trong những công ty xuất bản sách lớn nhất của Mỹ – Scholastic Publishing cung cấp lời “tuyên thệ đọc sách” miễn phí cho độc giả trên trang mạng của công ty này như sau: “Tôi xin tuyên thệ, kỳ nghỉ hè này tôi sẽ cố gắng đọc nhiều sách. Trong thời gian từ tháng ___/ năm___ đến tháng ___/ năm ___, tôi sẽ cố gắng đọc ______ phút.”
Có phải đột nhiên bạn sẽ cảm thấy việc đọc sách đã trở thành một việc rất thần thánh không? Đây cũng là một cơ hội tốt để dạy con cách giữ lời hứa. Khi trẻ cảm thấy không thể kiên trì được nữa, hãy cầm bản tuyên thệ này và cho con biết con còn cách mục tiêu đã định sẵn này bao xa, hãy cổ vũ con tiếp tục kiên trì, thành công đang ở ngay phía trước.
4. Kế hoạch thử thách đọc sách vào kỳ nghỉ hè
Mỗi năm đa số các trường học và thư viện ở Mỹ đều sẽ nghĩ ra các kế hoạch thử thách đọc sách thú vị nhằm thu hút các mọt sách bé thử thách mỗi ngày.
– Thử thách tháp sách (Tower of Books) là một thử thách cực kỳ thú vị. Việc này chính là lên danh sách toàn bộ những quyển sách đã đọc, viết tên sách lên giấy rồi dán trên tường hoặc cửa, xem thử cuối cùng số sách đọc được có cao bằng chiều cao của mình không?
Mỗi năm trang Readbrightly.com đều sẽ lập ra “quân lệnh” cho các bạn nhỏ, trong đó có các mục thử thách kỳ lạ. Đọc sách trong chuyến đi, đọc một quyển về thiên nhiên, sau đó quan sát hoa cỏ côn trùng ở sau vườn, đọc một quyển về vũ trụ rồi tìm các vì sao trên bầu trời mùa hè…
Những cách chơi này đều có thể thực hiện được cùng con ở nhà.
– Reading Bingo là một trò chơi rất vui thường dùng để thử thách đọc sách. Nếu khi còn nhỏ bạn từng chơi trò Tic Tac Toe thì sẽ không lạ với quy tắc của trò chơi này. Trong một bảng có 5 x 5 ô vuông, chỉ cần nối được thành hàng theo ý thích (ngang, dọc, chéo) là thắng.
Ngoài ra còn có giấy Reading Bingo trống, bố mẹ có thể sáng tạo, thiết kế cho con mình trò chơi bingo riêng: ví dụ như mặc đồ ngủ đọc một quyển sách, đọc một quyển sách cho đồ chơi nghe, mời bạn bè cùng đọc sách…
Dù sao thì kỳ nghỉ hè cũng là kỳ nghỉ, các bé cần thoải mái thư giãn, vì vậy thử thách đọc sách và reading bingo đều sẽ có phần thưởng. Nếu trẻ đạt được nhiệm vụ hoặc chiến thắng thử thách nào đó thì sẽ nhận được một tờ giấy khen có viết các phần thưởng thú vị như: xem một bộ phim, xem iPad hoặc máy tính bao nhiêu phút, ăn kem, đi chơi với bố mẹ….
Rất nhiều bé thích trò chơi này!TAMTHUC
5. Reading Journal
Reading Journal chính là ghi chép toàn bộ việc đọc sách của con vào kỳ nghỉ. Trong đó không chỉ bao gồm kế hoạch và mục tiêu đọc, danh sách, những quyển sách đã đọc, các loại sách đã đọc, thời gian đọc mỗi ngày, bảng từ mới, mà cách này còn giúp trẻ dùng tay để vẽ ra những điều mà trẻ có ấn tượng sâu sắc nhất trong những quyển sách đã đọc.
6. Read Workbook
“Nghe nói trẻ em ở Mỹ nghỉ hè rất vui, không có bài tập, được thả lỏng cho vui chơi!”. Nếu bạn thật sự từng sống ở Mỹ, bạn sẽ không hiểu sai như thế này đâu.
Thật ra, cuộc sống nghỉ hè của trẻ em ở Mỹ sau khi lên trung học không còn thoải mái như khi còn nhỏ nữa. Có không ít các bậc phụ huynh và học sinh để tâm đến việc học sẽ tập trung vào các dự án học tập.
Ở một quốc gia xem trọng việc đọc sách như Mỹ, giáo viên sẽ đặt ra rất nhiều quyển sách mà các em học sinh cần đọc vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là một bài tập rất quan trọng. Các học sinh trung học đương nhiên cũng có sách phải đọc, sau đó hoàn thành báo cáo đọc sách hoặc một bài luận nhỏ.
Giáo dục của Mỹ nhấn mạnh việc phân tích dựa trên chứng cứ (evidence-based analysis), bạn sẽ không thể giải quyết được những câu hỏi mà giáo viên đặt ra về những quyển sách mà học sinh đọc chỉ bằng vài câu được đâu, nhất định phải đọc hết quyển sách (cơ bản đều là những quyển rất dày như tiểu thuyết) rồi mới hoàn thành được bài tập.
Ngọc Trúc
TAMTHUC:
Comment