No icon

su-dung-mat-chu-mat-tong-trong-phong-thuy-bai-

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY . BÀI 4.

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  .
1. SƠ LƯỢC MỘT SỐ PHÁP TRONG ĐẠO PHÁP TIÊN GIA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHONG THỦY.
 ( Tài liệu do dienbatn sưu tầm và sắp xếp lại - Do quá lâu ngày nên không còn nguồn dẫn - Xin các tác giả cảm thông.dienbatn ).
4/ BỘ CƯƠNG ĐẠP ĐẨU PHÁP. 

Bộ Cương Đạp Đẩu Pháp . ( Bài của Tan tríc )
Lời Tựa 
Bộ Cương Đạp Đẩu là 1 pháp thuộc nghi thức của Đạo Giáo, người muốn học  pháp  thuật  Đạo  Giáo  thì   phải  nên   nắm  rõ   về  pháp  Đạp  Cương  Bộ Đẩu,  nhiều  người  khi  đọc  sách  Vạn  Pháp  Qui  Tông lại bị  nhầm  tưởng rằng Đạp Cương Bộ Đầu chỉ đơn giản là 1 phép thỉnh thần họ không biết rằng  trong  huyền môn  Đạo  Giáo  Đạp  Cương  Bộ  Đẩu  không  chỉ  đơn thuần là 1 pháp thỉnh thần mà là 1 nghi thức tối quan trọng trong các đàn pháp lớn của Huyền môn Đạo Giáo, Tantric đã có lần hỏi cô Ma Xiao Ling đạo cô của Mao Sơn phái về ý nghĩa của Đạp Cương Bộ Đẩu thì được cô trả lời và giải thích 1 cách rất dễ hiểu như sau : trong Đạo Giáo tất cả các loại pháp thuật và Bùa đều là dùng tha lực của Chư Tiên, Chư Thánh hỗ trợ vào, muốn cho lá bùa hoặc đàn pháp của mình có sự oai lực tuyệt đối thì phải tấu xin và khẩn cầu các vị Thần, Tiên giúp đỡ, nhưng  chúng ta mới chỉ là con người phàm làm sao có thể gặp hoặc lên trời cầu xin được các vị Thần Tiên đây ? Vậy thì phải làm cách nào ? trả lời : Đạp Cương Bộ Đẩu chính là cách để có thể thông thần với các vị Tiên, Thánh đó, bởi khi Đạp Cương Bộ Đẩu chính là dùng chân đạp lên các ngôi sao ( ở đây tôi xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh), 7 ngôi sao này tượng trưng cho  7 bậc thang bước lên tới trời để tấu thỉnh, bởi vậy nên trước khi vẽ bùa hoặc làm những đàn pháp lớn Pháp Sư thường niệm chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, tắm rửa, trai giới cho thật kĩ lưỡng, rồi sau đó mới Đạp Cương . Khi Đạp Cương xong miệng niệm các bài chú của pháp mình muốn làm và đọc  các  bài   tấu  chương,  tấu  điệp  tác  bạch  lý  do cầu  xin  lên  Chư  Tiên,Thánh, sau đó mới bắt đầu họa phù hoặc tác những pháp khác. Bởi vậy Đạp Cương Bộ Đẩu thuộc về mặt nghi lễ giống như các nghi thức chú mực, chú bút, để họa phù. Người học pháp Đạo Giáo thường hay nắm rõ về Dịch Lý, Thiên Văn, Bốc Tướng, bởi vậy nên khi tìm hiểu học chuyên sâu vào Huyền Môn Đạo Giáo người học cần chú ý thêm về các vấn đề này, tất nhiên khi Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam ta  cũng có biến chuyển đi để phù hợp với đời sống và tín ngưỡng của Việt Nam, Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam và trở thành 1 trường phái khác mà như chúng ta biết hiện nay còn rất ít người nắm rõ và được truyền thụ chân truyền đó là trường phái của các Pháp sư miền Bắc Việt Nam, trường phái này kết hợp cả huyền môn Đạo Giáo với các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Tông, Đạo Mẫu, thậm chí hiện nay còn xuất  hiện thêm rất nhiều Pháp sư ở miền Bắc kết hợp cả những pháp trên cùng với các nghi lễ của Công Đồng Tứ Phủ, tuy nhiên có 1 điều đáng buồn là những thầy pháp kiểu này hiện nay chủ yếu là buôn thần bán thánh, dùng việc đồng cốt để phục vụ cho lợi ích cho bản thân quá nhiều chứ không hề mang tôn chỉ cứu giúp đời như Đạo Giáo và Đạo Phật. 
Bộ Cương Đạp Đẩu là bí pháp của Huyền Môn Đạo Giáo do vậy nên hiện nay   có   rất  nhiều  tài   liệu  tam sao  thất  bản  của  Trung   Hoa   viết  về  Bộ  Cương Đạp Đẩu, ngay trong sách Vạn Pháp Qui Tông cũng có ghi chép  về Bộ Cương nhưng vẫn còn chưa đầy đủ nếu những người không biết  nhiều hoặc mới tìm hiểu về Huyền Môn Đạo Giáo sẽ thấy rất khó hiểu và cho rằng khó luyện tập, thậm chí có người còn cho rằng sách này chỉ đọc  chơi nếu luyện thì chỉ uổng công, thực ra nói vậy cũng chưa hẳn là đúng bởi nếu người học chịu khó tìm hiểu kĩ về nghi thức lẫn quyết pháp thật  đầy đủ thì sẽ thấy Vạn Pháp Qui Tông không hề chỉ để đọc chơi, hầu như  tất cả các pháp hiện nay đang lưu hành không ít thì nhiều cũng có sự dính líu tới những pháp trong Vạn Pháp Qui Tông, như vậy có thể nói là Vạn Pháp   Qui   Tông   là   quyển  sách  căn  bản của huyền  môn  Đạo  Giáo.  Bản  thân tôi qua rất nhiều thời gian đọc và nghiên cứu về sách này mới nhận ra được  việc  này,   tất  nhiên   là   phải  tìm  đúng  bản  chuẩn,  chứ  nếu  tham  khảo bản của Ngô Kì Sơn thì chắc mãi mãi khó mà luyện thành công, bởi  vậy  hôm  nay  để  tiện  đường  tham  khảo  tôi  xin  chép  ra  đây  Pháp  Bộ Cương Đạp Đẩu, để các huynh đệ tìm hiểu huyền môn có thêm chút tài liệu tham khảo. 
*** Lưu ý pháp thuật vô cùng biến hóa, các pháp hiện nay có rất nhiều  trường phái sử dụng, mỗi phái lại có thêm 1 kiểu tác pháp khác nhau, mặc  dù đã vô cùng cố gắng nhưng pháp thuật là do căn số và duyên nghiệp của người học có ngộ ra được không, Tantric tôi cũng không thể ghi chép  và biên soạn như là thầy chỉ tận tay cho đệ tử được bởi tôi cũng chưa phải là thầy, bài viết dưới đây chỉ là 1 tài liệu tham khảo như tất cả các tài liệu  huyền môn khác, bởi vậy người đọc nên lưu ý và tìm hiểu rõ thêm, trước khi muốn tác pháp. 
Tìm Hiểu Bộ Cương Đạp Đẩu .
Bộ cương đạp đẩu đối với Đạo Thuật gia mà nói, như Trai Giới, Họa Phù Làm Phép , Thông Thần , đều cần ,nó là một loại pháp thuật tu học cao thâm không thể thiếu. Khi học Kỳ Môn Độn Giáp, tất phải tập qua Pháp Thuật Bộ Cương  Đạp Đẩu thì mới Thông Thần được, và sử dụng được Pháp Thuật Kỳ Môn. Nên nói Bộ Cương Đạp Đẩu đối với làm Pháp Thông Thần rất quan trọng . Sở dĩ phù chú linh nghiệm , làm phép thông đạt Thần Linh, toàn là nhờ tác dụng của nó. Uy linh của Bộ Cương Đạp  Đẩu  quả nhiên người ta khó nghĩ tới. Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Võ Hầu  mượn  gió  đông,  lập  Bát  Quái  Đồ  Trận  đều  trước  hết sử  dụng  Bộ  Cương Đạp Đẩu sai Thần, khiến Quỷ, kỳ công, danh tiếng một đời còn truyền mãi. Ngoài ra thời đầu nhà Chu có Khương Thái Công, Xuân Thu có Tôn Tẫn đều là dùng Bộ Cương Đạp Đẩu mà thông Thần, sai Thần dịch Quỷ trợ chiến từ đó mà giành chiến thắng. Đến nay vẫn có Đạo gia dùng   Bộ  Cương Đạp  Đẩu  vậy,   tuy   nhiên   Bộ  Cương  Đạp  Đẩu  cũng  đã không còn sử dụng nhiều như thời cổ đại nữa, và kỹ năng cũng đã rơi rớt  nhiều .Cơ bản là còn lại những bộ pháp đơn giản, thô thiển. Hơn nữa đa số cũng không hiểu hết ý nghĩa trong đó. Hiện nay còn lưu truyền lại một  số bộ pháp đơn giản sau : Đẩu Cương Pháp , Tiên Thiên Bát Quái Cương  Pháp , Hậu Thiên Bát Quái Cương Pháp , Thái Ất Chân Nhân Bộ Cương  Pháp , Phi Đẩu Cương Pháp , Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương Pháp , Ngọc Nữ Quá Hà Cương Quyết .Bộ Cương Đạp Đẩu phải luyện ngoài đồng vào ban đêm, vào lúc ánh sao chiếu xuống trên mặt đất họa Cương  Đẩu đồ  cùng   Bộ  Cương  Đạp  Đẩu  đồ.   Nghiêm   cấm  người  khác  đến  xem  trộm hoặc đi qua. Kể cả các loại gia súc gia cầm cũng không đi đến . Nếu bị  nhòm trộm, không kể Đạp Cương Bộ Đẩu pháp không linh , mà còn bị tai  họa vào   thân   .  Nếu  không  thể  ra  ngoài   luyện  tập  có  thể  ở trong phòng luyện cũng tạm được.Đồ hình và chú ngữ là không thể quên. Sở dĩ nói  “Cương” là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu , “Đẩu” cũng là để chỉ Thất Tinh  Bắc Đẩu. Bộ Cương Đạp Đẩu tại mặt đất họa hình phân bố Bắc Đẩu Thất  Tinh Đồ, căn cứ theo quy định và trình tự mà bước đi. Bắc Đẩu Thất Tinh  tên gọi trong Đạo Giáo từ xưa đến nay có sự bất đồng. Thời Chiến quốc  Tần, Hán gọi là : Thiên Xu, Thiên Tuyền, Thiên Ky,Thiên Quyền, Ngọc Hành , Khai Dương , Dao Quang . Sau này Đạo Gia gọi là : Khôi, Chước Hoan,.Hành,.Tất,.Phủ,.Phiêu. 
Trước tiên muốn làm nghi lễ này bắt buộc phải tắm gội trai giới sạch sẽ  mới có thể làm được, bởi khi dùng Bộ Cương là thường làm đàn pháp lớn hoặc để tác pháp quan trọng vậy cần phải sạch sẽ. Trước tiên phải chuẩn  bị những thứ sau. 
1 cây Kiếm Thất Tinh, dài 2 thước 4 tấc, rộng 1 thước 5 phân 
*** Đạo gia thường hay sử dụng các loại kiếm trong các nghi lễ tác pháp và gọi những cây kiếm này là Pháp Kiếm, Pháp Kiếm chủ yếu sử dụng 3 chất liệu để tạo thành gồm có Thép, Đồng, Gỗ, pháp Đạp Cương Bộ Đẩu  này dùng loại kiếm gỗ, kiếm gỗ có tác dụng khu tà hàng yêu, uy lực vô  cùng, kiếm gỗ đa số dùng gỗ đào để chế tác, trên thân kiếm có vẽ phù lục  tràm yêu trừ ma, lưỡi kiếm 2 mặt có khắc hình Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ,  loại kiếm này được giới đạo gia gọi chung là Thất Tinh Kiếm, Kiếm này được chế tạo 2 cái giống như nhau, 1 cây đực, 1 cây cái, có thể dùng 2 kiếm 1 lúc, hoặc dùng 1 kiếm đơn lẻ cũng được, việc sử dụng tùy đàn  pháp. 
1 cái Lệnh Bài dài 7 tấc 5 phân, rộng 3 tấc 3 phân, dày 1 tấc 5 phân, lệnh bài được chế tác như sau: 
Chọn ngày Giáp Dần chặt cây, đến ngày Giáp Thìn thì ghi chép hình lên lệnh bài, đến ngày Giáp Ngọ thì khắc hình, ngày Giáp Thân thì sơn son thếp vàng, ngày Giáp Tuất thì đem tế luyện, Ngày Giáp Tý thì thu xếp lễ  vật. 
      
Giải Đáp Về Các Từ Ngữ Trong Đạo Giáo .
Gõ răng : Khi đạp xong bộ cương thường gõ răng vào nhau chữ hán gọi là Khấu, gõ răng mục định là để tập Thông Thần giao cảm với thần khí ở trên trời, đập 2  hàm  răng được  chia làm   3   loại,  Đập  răng  bên  trái,  đập răng bên phải, và đập răng ở giữa, đập răng bên trái gọi là ( Thiên Chung) Đập răng bên phải gọi là ( Thiên Khánh ) đập răng ở giữa gọi là ( Pháp Cổ )  
Trong   pháp   này   có   những  từ  gọi  là   Tập  Thần  hoặc  Chiêu   Thần  không phải là ý nghĩa chỉ Thần ở trên trời mà có ý nghĩa là tinh thần trong cơ thể  con người, ý nói là phải bình tâm khí chiêu gọi các thần khí, điều này các học giả nghiên cứu nên lưu ý. 
Bấm  Quyết  :  chữ  Hán  gọi  là   Kháp   Quyết  thường  sách  vở  tàu   hay   gọi chung là Kháp Quyết, Niết ( nắm ) Quyết, có nghĩa là dùng ngón tay cái bấm vào các đốt của ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út, các đốt  này được phân làm 12 quyết, khi tác pháp thì miệng niệm 1 lần chú tay  bấm vào các đốt này 1 lượt, với mục đích thông thần với tiên, thánh. 
Phép Bộ Cương Đạp Đẩu: thường được chia làm 2 bộ gọi là bộ Âm và bộ Dương. 
- Âm Đẩu thì bắt đầu bước từ chữ Tham (   ) đến chữ Phá  (破)thì ngừng. 
- Dương Đẩu thì bắt đầu từ chữ Khôi (魁) cho đến chữ Phiêu (飄) thì ngừng lại. 
Sau đó làm các nghi lễ tiếp theo pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, và thư phù  hoặc  là  tác  pháp,thường   những  đàn  pháp  lớn   hoặc   là   những   pháp   bắt buộc phải đạp cương thì hay có những câu chú riêng để làm, ví dụ trong Vạn Pháp Qui Tông tập 5 có ghi rằng : trước khi bước Bộ Cương miệng phải đọc các bài chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu và Hỗn Nguyên Chú rồi mới đọc Cương Chú sau bắt đầu được bước Bộ Cương. 
Trong Pháp Thái Thượng Kim Tỏa Chân Quyết thì lại đọc bài Tổng Chú rồi mới bước Bộ Cương, có những pháp thì rất đơn giản chỉ ghi là Bộ Cương Đạp Đẩu rồi thư phù, vậy nên rất khó cho người đọc và tìm hiểu về pháp. Vậy nay tôi xin ghi rõ ra đây 1 nghi thức làm tổng hợp về phép Bộ Cương Để người đọc dễ hiểu nhất và tu luyện. 
Trước   khi   vào  bài   Bộ  Cương  Đạp  Đẩu  người  học  cần   phải   nghiên   cứu qua những phù đồ và ý nghĩa về các loại Bộ Cương sau. 
Tham : tức là sao Tham Lang. 
Cự     : tức là sao Cự Môn. 
Văn    : tức là sao Văn Khúc. 
Lộc    : tức là sao Lộc Tồn. 
Vũ      : tức là sao Vũ Khúc 
Liêm    : tức là sao Liêm Trinh 
Phá     : tức là sao Phá Quân 
7 ngôi sao này kết lại thành hình cái Đấu và nằm ở phương Bắc nên gọi là Thất Tinh Bắc Đẩu. Ngoài phép đạp Thất Tinh ra Đạo Giáo còn có thêm nhiều cách Bộ Cương khác mỗi Bộ Cương lại dùng vào 1 pháp ví dụ như  Bộ Cương Bí Quyết dùng trong Phép Hòa Hợp tại quyển 1. Những pháp Bộ  Cương  gồm  có  :  Tiên  Thiên  Bát  Quái  Đẩu  Cương,  Hậu   Thiên   Bát Quái Đẩu Cương, Bắc Đẩu Thất Tinh Cương, Nam Đẩu Lục Tinh Cương, Đông Đẩu Ngũ Tinh Cương, Tây Đẩu Tứ Cương, Trung Đẩu Tam Tinh Cương, và 1 vài Bộ Cương khác. 
Dưới đây là hình thức và đồ hình bước các Bộ Cương khác nhau : 
***   Từ  trái   qua   phải  gồm  các  đồ  hình   sau   :   Tiên   Thiên   Bát   Quái Cương, Hậu Thiên Bát Quái Cương, Ngọc Nữ Quá Hà Cương, Thái Ất  Chân   Nhân   Hậu  Quái,  Thái  Ất  Chân   Nhân   Bộ  Cương,  Tam  Nãi   Phu Nhân Bộ Cương  
*** Thông thường mỗi Bộ Cương  ở trên đều có cách bước và câu chú khác nhau, khi bước Bộ Cương thì Pháp Sư thường hay kết hợp với chú ngữ và kháp quyết, đọc 1 câu chú, đạp 1 Bộ Cương, Bấm 1 quyết, theo như  trình   tự  chân  bước,   ví   dụ  :  bước   vào   chữ   Tham,   sẽ   bấm   quyết Tham ở trong lòng bàn tay, điều này người đọc nên chú ý. 
Đồ Hình Bước Bộ Cương Và Cách Bước  .
Thất Tinh Đẩu Cương còn gọi là Âm Đẩu 
Cách Đi : bước từ Chân Phải gồm số 1 Phải ( Tham ) số 2 Trái ( Cự ) số 3 Trái ( Văn ) số 4 Phải ( Lộc ) số 5 Phải ( Vũ ) số 6 Trái ( Liêm ) số 7 Phải ( Phá ). 
*** Khi bước miệng phải niệm bài chú Âm Đẩu Cương tay phải bấm các quyết theo như đò hình mình bước, niệm 1 câu chú, bước 1 bước, bấm 1 quyết. 
Bài Chú Âm Đẩu Cương 
Nhật nguyệt minh can khôn phối,nhân đạo hưng quỷ đạo phế . Ngô tòng thiên bồng nhập thiên nội, lược quá thiên xung phùng phụ thối .Phản quy  thiên cầm dữ tâm đối, bả thiên trụ hề nhiệm anh hội .Đẩu bộ thông hành án thuần thần, nhân đạo thông hề quỷ đạo ngại.Thiên tà vạn uế giai hồi tị  Cấp cấp như luật lệnh. 

Đẩu Dương Đồ Hình 
Cách Đi : Số 1 Trái ( Khôi ) số 2 Phải ( Chước ) số 3 Phải ( Hoan ) số 4 Trái ( Hành ) số 5 Trái ( Tất ) số 6 Phải ( Phủ ) số 7 Trái ( Phiêu ) 
*** Trên đây là Thất Tinh Đẩu Cương Đồ khi bước Âm Đẩu xong thì quay thân lại bước Dương Đẩu như đã ghi ở trên. 
Bài Chú Dương Đẩu 
Đẩu yếu diệu hề thập nhị thần , thừa thiên cương hề uy vũ trần .? Phảng ?  hề như phù vân , cửu biến động hề thượng ứng thiên .Tri biến hóa hề định ngôn hung , khế quảng đại hề hữu khu phân .Nhập Đẩu tú phần,phận quá  thiên quan, hiệp lục luật hề trì giáp ất. Lý thiên anh hề thừa thiên nhiệm  thanh linh uyên hề khả lục trầm .Bàng thiên trụ hề ủng thiên tâm , tòng thử độ hề đăng thiên cầm .Ỷ thiên phụ hề lâm thiên xung nhập thiên nội hề xuất thiên bồng .Đẩu đạo thông hề cương nhu tể , chúng phúc lộc hề  lưu hậu thế .Xuất yểu minh hề thiên vạn tuế .Nhất ca chi hậu bộ lục thời, cửu ca tam bộ tam bách tái. Cấp cấp như luật lệnh . 
Dưới đây là đồ hình của Ngũ Đẩu Ngũ Quái, pháp bước Bộ Cương này  được sử dụng và ghi chép trong Chu Dịch Nội Bí thuộc tập 4 của bộ sách Vạn Pháp Quy Tông, về nghi thức và phụ pháp của Bộ Cương này xin chép ở các tập sau, vì đây chỉ chủ yếu là nói về Pháp Bộ Cương Đạp Đẩu nên là chỉ ghi ra cho đầy đủ để người đọc tham khảo và nghiên cứu, khi bước vào bộ pháp này ở những tập sau sẽ không bị khó hiểu. 
             Hình Thức Nam Đẩu Lục Tinh Cương Đồ 
Cách Đi : số 1 phải, số 2 trái, số 3 trái, số 4 phải , số 5 trái, số 6 phải. 
*** vì lý do các bản sách gốc quá mờ nên không đọc rõ được các sao nên người tantric không dám ghi ra đây, người đọc nên xem kĩ lại ở những bản sách khác. 
 Đồ Hình Ngũ Đẩu Ngũ Tinh .
Cách Đi : số 1 trái, số 2 phải, số 3 phải, số 4 trái, số 5 phải. 
Đồ Hình Tây Đẩu Tứ Tinh .
Cách Đi : số 1 trái, số 2 phải, số 3 phải, số 4 trái 
Trung Đẩu Tam Tinh .

Cách Đi : số 1 phải, số 2 trái, số 3 trái. 
Trên đây là những đồ hình về bộ cương, còn những bộ cương khác nữa như Hậu Thiên Đẩu Tinh Cương và 1 vài cương nữa nhưng vì ở đây đang  nói về phép Đạp Cương chung nên tantric sẽ không đưa lên quá nhiều sẽ  gây ra sự nhầm lẫn.  
Bộ Cương Bí Quyết  
               " Thiên Hòa Vạn Hợp, Dữ Ngã Tâm Hợp.  "
Tám chữ  khẩu quyết này phải niệm đủ 9 lần, niệm 1 lần thì lại bước 1 bước, không được bước 1 cách rối loạn, niệm 1 hơi 9 lần, đạp Bộ Cương 9 bước, không gây tiếng động lớn. 
Cách Bước Bộ Cương .
Đầu tiên chân phải bước số 1, chân trái đưa sang số 2, sau đó dùng chân phải  vòng   theo   mũi  tên   sang   số  3,  rồi  chân  trái  lại  bước  về  số  4,  xoay người đưa chân phải sang số 5,lại hơi xoay người 1 chút đưa chân trái sang số 6, chân phải số 7, xoay chân trái số 8, bước về số 1 là chân phải, kết thúc bộ cương 9 bước. 
Khi bước theo bộ phải lưu ý bước cho cẩn thận đúng theo phép tắc đã dạy.  
Đạp Cương Bộ Đẩu Pháp .
Người  muốn  luyện  pháp  này  trước  tiên   phải  Trai  giới,  tắm  rửa  sạch  sẽ  mới có thể luyện tập được, sau đó phải chuẩn bị những thứ sau đây: 
    -  Kiếm Thất Tinh            : 1 Cây. 
    -  Lệnh Bài                    : 1 Cái. 
    -  Vân Hạc Giáp Mã             : 100 tờ 
    -  Long Xa Phượng Liễn   : 50 tờ 
    -  Lễ Vật Tam Sanh          : Bò, Dê, Lợn. 
    -  Nhất Phẩm Danh Hương 
    -   Cơm                               : 3 bát. 
    -  Nước Thanh Thủy.         : 1 chậu. 
    -  Hốt                                 : 1 cái. 
    -  Hương, Hoa , Trà, Bánh, Tịnh Quả, mỗi thứ 1 món. 
Tất cả những thứ trên đều phải qua sự tu luyện 100 ngày mới có thể sử dụng được, Hốt là vật được làm bằng gỗ nhìn như lá sớ ở chùa vậy, các quan lại thời cổ khi tấu trình đều cầm 1 miếng gỗ nhỏ trên tay gọi là Hốt. 
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thứ trên thì phải chọn 1 nơi vắng vẻ, hoặc  trong Tịnh Thất, khi đó quét dọn sạch sẽ lập đàn, trên đàn dùng vải màu vàng để bố trí trải bàn, sau đó đặt các thứ Tam Sanh, Hương, Hoa, Quả, Trà, và các vật chuẩn bị sẵn ở trên lên bàn. Ở giữa bàn phải đặt 1 cái lò hương trong đó phải đốt Thất Phẩm Danh Hương trong lò, và đốt chín que hương lên bát hương. Trước đó trước hương án phải vẽ hình của Âm Đẩu, Dương Đẩu Đồ dưới Đất, dùng 1 tấm vải vàng lớn trải dưới đất rồi vẽ Hình lên đó. 
*** Lưu ý nơi Tịnh Thất hoặc nơi thiết đàn tuyệt đối không thể để chó mèo, đàn bà, lục súc hoặc người lạ mặt nhòm ngó. 

Bắt đầu vào nghi lễ bước bộ cương trước tiên phải đọc Tịnh Thân Chú,Tịnh Khẩu Chú, An Thổ Địa Thần Chú, thắp nhang thì phải đọc bài Chúc Hương chú, rồi sau đó bắt đầu niệm Bộ Đẩu Chú
Bạch hỗn tôn quán ngã hình, vũ bộ tương thôi dương đăng minh, thiên  hồi địa chuyển bộ thất tinh, nhiếp cương lý đẩu cửu linh, bách thần trợ  ngã đoạn yêu tinh, ác nghịch thôi phục tà ma khuynh, chúng tai tiêu diệt ngã trường sinh, ngã đắc trường sanh triều thượng thanh, cấp cấp như luật  lệnh sắc. 
Bộ cương chú niệm xong liền bước bộ cương, khi bước phải bước Âm  Đẩu  trước,  Âm  Đẩu  bước  từ  chữ  Tham  (   ) đến  chữ  Phá  (破)thì ngừng.Mắt  nhìn   về  hướng  Bắc  Đẩu  lạy  24  lạy,  cắn  răng  36  lượt,  trái, phải, giữa, mỗi bên 12 lượt sau đó chuyển thân để bước Dương Đẩu. 
- Dương Đẩu thì bắt đầu từ chữ Khôi (魁) cho đến chữ Phiêu (飄) thì ngừng   lại.   Mắt   lại   nhìn   về  phía   bắc   bái   lạy   24   lạy,   di   chuyển  thân  đến trước hương án, dừng hẳn hơi thở, tâm bình khí hòa, niệm bài tổng chú 7 lần, mặt quay hướng bắc, tay phải cầm lệnh bài, tay trái bắt kiếm quyết, dùng tay trái gõ lệnh bài 1 cái, cảm tưởng có chúng thần giá lâm xuống đàn tràng, miệng niệm tổng chú 1 lần, trong lòng lại tôn tưởng có 2 vị thần trong đàn xuất hiện ra hỏi mình: Lệnh Triệu Ngô Hà Khứ Sử Dụng? 
( lệnh triệu chúng tôi đến dùng việc gì ) người tác pháp trả lời : “ Thái Thượng   Chi   Pháp   Thụ   Ngô,   Y   Chỉ  Nhiệm   Ngô   Thi   Hành,   Thỉnh   Thần Hội Hiệp Ngô Chi Thân, Y Ngô Biến Hóa, Ứng Ngô Chi Đạo, Tùy Ngô Già Ấn,   Cấp   Cấp  Như  Luật   Lệnh.   (   Ta   chịu   phép   của  thái  thượng   lão quân, chúng thần hãy nhận lệnh của ta, nhận lấy công việc của ta giao phó, chúng thần hãy hiệp lực lại bảo hộ cho thân thể ta, làm biến hóa mọi việc theo ý của ta, theo sự ẩn độn và che kín, cấp cấp như luật lệnh). 
Sau khi nói xong dùng lệnh bài gõ xuống 1 cái, hai tay cầm Hốt, vọng về phía chúng thần và khấu đầu 8 cái, cầm lệnh bài đặt xuống nơi để hương  hỏa và chuyển sang đọc bài  An Thần Chú, sau đó dâng hương hoa lên, rồi lại niệm chú An Thần tiếp, sau đó tay trái cầm hốt tay phải cầm thất tinh   kiếm,   rồi  đem  tất   cả   tiền   vàng,   vân   hạc   giáp   mã   100   tờ,   long   xa phượng liễn 50 trang thiêu hóa thành tro không còn sót lại tý gì, hương hoa, tửu, quả, trà thì quăng hết vào chậu nước, còn lễ vật tam sinh thì tự mình ăn hết, sau đó hạ đàn, không được quay đầu lại, đi 130 bước mới được cởi bỏ quần áo xiêm y , mà cất đi. Khi luyện như vậy phải làm cho thật tốt sau này khi cần khởi sự làm bất cứ điều gì thì có thể áp dụng bộ cương như vừa xong tất sẽ linh nghiệm. 
*** Đây là lần đầu tu luyện mới rắc rối là vậy sau này khi đã luyện thành mỗi khi cần chỉ việc đạp bộ cương rồi có thể tác pháp rất đơn giản. 
Khi lập đàn tác pháp phải thật là nghiêm chỉnh oai nghiêm các vị thần giáng đàn oai nghiêm như cha mẹ, nhưng cũng có thể sai khiến như tôi tớ cho nên khi tác pháp cần có sự oai nghiêm nếu không các vị thần sẽ sinh ra khinh nhờn mà không nghe lệnh của ta.  
 Bài Tổng Chú 
Thái cực chi tiên, thiên địa căn nguyên, lão quân lập giáo, mật chỉ chân truyền, ngọc hoàng thượng đế, chính tọa đương đình, đế quân chân võ, liệt   tại  lưỡng   biên,   tam   giới   nội   ngoại, ức  phương  thần   tiên,   cửu   thiên huyền nữ, tốc hiện ngô tiền, lục đinh lục giáp cấp phó đàn diên, nhị thập bát tú, cửu diện tinh quân, tam thập lục tướng, thiên tướng vô biên, kim thủy hỏa thổ mộc, thần đương tiên, ngũ phương thần tướng các hiển uy quyền, thượng đế hữu lệnh bất khả trì diên, bất thỉnh pháp chỉ, tức biến âm sơn, ẩn hiện mặc trắc, biến hóa thiên ban, mặc kim vô ngại, nhập mộc tụ xuyên, nhập thủy bất nịch, nhập hóa việt kiến, nhược ngô chân sĩ, trực quyết ẩn ngôn, thiên quân vạn mã, ẩn độn vô thuyền, phi không tẩu vụ, nhiệm ngã tâm nhân, triều du hải ngoại, mộ túc thiên biên, tham tài lợi hỉ, tích lịch đương tiên, nhữ đương thính lệnh, phân ly vô thiên, ngô phụng thái thượng lão quân sắc chỉ cấp cấp như luật lệnh. 
*** Trên đây là lược qua về pháp Đạp Cương Bộ Đẩu còn về phụ pháp thì rất nhiều, mỗi pháp lại đòi hỏi câu chú khác đi chút ít nên người đọc nên xem hết bộ sách này bởi các pháp thường chỉ có 1 căn bản nhưng  biến hóa ra vô cùng nhiều phụ pháp nếu liệt kê và viết ra đây sợ rằng sẽ gây nên sự nhầm lẫn, các sách về huyền môn trước kia đều bị những lỗi như vậy nên rất khó khăn cho người đọc. 
Trong   Huyền   Môn   ngoài  Ấn  Pháp,  Đạp  Cương,  Thư  Phù,  còn   có   Bấm Quyết ( Thủ Ấn ) nay xin lược thêm ra những quyết quan trọng mà đạo giáo hay sử dụng. Trong Vạn Pháp Bí Tàng số 1 cũng có sử dụng những quyết này nay để rộng đường tham khảo tôi xin ghi ra đây. 
Trên đây là hình quyết văn của Bộ Âm Đẩu Và Bộ Dương Đẩu, khi bước bộ Âm Đẩu thì phải bước từ chữ  ( Tham ) cho đến chữ ( Phá ) thì ngừng vậy thì khi bước tới sao nào thì phải bấm quyết sao đó, Tantric đã vẽ ra đồ hình Bắc Đẩu ở bàn tay để dễ nhận biết, còn khi chuyển thân cũng vậy bắt đầu bước từ chữ ( Khôi ) cho đến chữ ( Phiêu ) thì tay cũng bấm quyết theo bước chân như vậy. 
*** Hiện nay tài liệu về Bộ Cương rất lộn xộn bởi đây là những nghi thức quan trọng thuộc Đạo Giáo nên thường hay có sự tam sao thất bản, bởi vậy người đọc nên tham khảo và nghiên cứu thật kĩ càng trước khi tác pháp. 
Thập Nhị Quyết Văn 
Thập Nhị Quyết Văn này là các quyết đại diện cho 12 con giáp trong các pháp của Đạo Giáo rất hay sử dụng đến các quyết này như Thìn Văn, Dậu Văn, bởi vậy nên tôi xin đưa ra đây để người đọc tham khảo. 
*** Lưu ý các quyết này sử dụng tay trái, kể cả các quyết về Bát Quái, Thất  Tinh  Đồ,  đều   dùng   tất   cả là   tay   trái,   Kiếm   Quyết   Tay   Phải,   Lôi Quyết tay trái. 

1: Tý  Văn Quyết , 2 : Sửu Văn Quyết, 3 Dần Văn Quyết, 4 Mão Văn Quyết , 5 Thìn Văn Quyết, 6 Tỵ Văn Quyết , 7 Ngọ Văn Quyết, 8 Mùi Văn Quyết, 9 Thân Văn Quyết, 10 Dậu Văn Quyết, 11 Tuất Văn Quyết, 12 Hợi Văn Quyết. 
Kiếm Quyết .
Lôi Quyết .
Trên đây là 1 vài quyết pháp dùng trong pháp thuật Đạo Giáo người xem nên tham khảo thêm các bộ sách khác để rút ra cho mình kinh nghiệm tác pháp. 
Phụ Lục 
Như trên có ghi về Lệnh Bài nhưng bởi sợ có sự hiểu nhầm nên tôi xin đưa lên Hình Thức Lệnh bài rõ ràng để mọi người tham khảo. 
           

Lệnh  Bài  được   vẽ  lại   với  nguyên  văn  bản   mẫu   của   Lệnh   Bài   hiện   nay đang sử dụng tại Lữ San Phái." ( Tantric )
VẬN CHUYỂN CHÚ : 
Tả chuyển Càn Khôn động 
Hửu chuyển Nhựt Nguyệt minh 
Thiết tả Hoàng Thiên hóa 
Nhứt điểm quỷ thần kinh 
Ngô phụng Thái Thượng Lảo Quân 
Cấp cấp như luật lịnh sắc.
Xin theo dõi tiếp bài 5. dienbatn .
Nguồn https://dienbatnblog.blogspot.com/2016/11/su-dung-mat-chu-mat-tong-trong-phong_16.html

Comment