No icon

tuong-do-tam-sinh-duyen-do-tam-dinh-nguoi-thien-tam-co-nhan-duyen-tot-lanh

Tướng do tâm sinh, duyên do tâm định: Người thiện tâm có nhân duyên tốt lành

Cổ nhân giảng rằng: “Tướng do tâm sinh, duyên do tâm định”. Tâm của một người chứa đựng những điều tốt đẹp thì dung mạo, hành vi của người ấy cũng xinh đẹp. Nếu tâm của một người chứa đầy năng lượng thuần chính thì thân thể của họ cũng tràn đầy năng lượng. Bởi vậy, sự thành hay bại, sự giàu sang hay nghèo hèn, nhân duyên cuộc đời của một người được quyết định bởi nội tâm của người ấy.

tướng do tâm sinh
(Hình minh họa: Qua women.kapook.com)

Tâm của một người như thế nào thì cuộc đời sẽ là như thế ấy

1. Nếu trong tâm một người mà chứa đựng sự thiện lương, khoan dung, chân thành, cảm ơn thì cuộc đời của người ấy cũng tràn ngập ánh mặt trời.

Vô luận là người ấy gặp phải mâu thuẫn gì, họ cũng sẽ trước tiên tìm lỗi ở bản thân mình để tu chỉnh. Vô luận là người khác đối đãi với họ không tốt đến đâu thì cũng sẽ bị tiêu tan bởi tấm lòng bao dung của họ.

2. Nếu trong tâm một người mà chứa đựng người khác thì khi làm bất cứ điều gì họ sẽ trước tiên nghĩ đến sự cảm nhận của người khác. Họ sẽ không tính toán đến được mất của bản thân mình trước tiên, không vì mình mà là vì người khác.

Các nhà khoa học chứng minh được rằng, tư tưởng của một người sẽ hấp dẫn những thứ mà người ấy mong muốn. Tư tưởng của một người là theo hướng tích cực thì trường năng lượng của người ấy cũng sẽ theo hướng tích cực. Ngược lại, tư tưởng của một người là những mặt trái, tiêu cực thì trường năng lượng của người ấy cũng sẽ là mặt trái tiêu cực. Cho nên, muốn làm tăng thêm năng lượng thuần chính, thì phải có tư tưởng tích cực chính diện. Tư tưởng của một người lại được nuôi dưỡng bởi sự tu tâm dưỡng tính của họ.

3. Người mà trong tâm chứa đựng người khác thì mỗi khi cân nhắc đến việc làm của mình họ sẽ nghĩ xem, việc mình làm có phương hại đến ai không? Có chân chính, đúng đắn không? Do đó, họ sẽ không dễ làm việc ác, việc xấu, làm tổn hại người khác. Người như thế, tâm của họ sẽ đẹp và khiến mọi người xung quanh đều yêu mến, muốn được tiếp xúc, được đến gần, kết được nhiều nhân duyên tốt lành.

tướng do tâm sinh
(Hình minh họa: Qua freefeeling.ru)

4. Nếu như tâm của một người có thể dung nạp được vạn sự vạn vật trong trời đất thì người ấy sẽ hòa tan trong thiên nhiên vũ trụ. Khi ấy, hết thảy những thị phi, tranh đấu, công danh lợi lộc, vinh nhục trong cuộc đời cũng không thể che lấp được trí tuệ và sự hấp dẫn của họ. Người ấy có thể thản nhiên tự tại, ở trong đạo pháp tự nhiên mà tĩnh lặng và nhìn được xa, cảm thụ được vẻ đẹp của cuộc đời.

5. Trái lại, trong tâm một người là những mầm mống của oán hận thì nó sẽ nảy mầm, mọc rễ và nở hoa kết quả thù hận trong cuộc đời của người ấy. Nhưng người ta thường quên rằng, khi mắng chửi người khác thì chính là đã tự làm ô uế miệng của mình trước, khi đánh đập người khác thì tay của mình bị đau trước, thù hận người thì trong tâm mình đã chứa đựng sự thù hận trước, làm thương tổn người khác kỳ thực là làm thương tổn chính mình.

6. Trong tâm của một người chứa đựng sự đố kỵ, ghen tức, tính toán, tham lam, ích kỷ thì người ấy mãi cũng không thoát ra khỏi sự hẹp hòi. Tâm lượng của người ấy cũng sẽ mãi không rộng mở ra được. Người luôn oán trời trách đất, ích kỷ thì bạn bè sẽ càng ngày càng ít, cuối cùng “mua dây buộc mình” mà trở thành người cô độc.

7. Còn người mà trong tâm luôn chất chứa danh lợi, địa vị, tiền tài thì sinh mệnh người ấy mãi vẫn ở trong sự mệt mỏi của thế giới vật chất. Bên Phật gia giảng rằng, hết thảy những điều ấy là vật ngoài thân, khi sinh không  mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Cho nên, người cả đời sống như vậy thì khi buông tay khỏi thế gian chỉ có thể mang theo sự tiếc nuối và hổ thẹn.

Bởi vậy, tâm của một người chứa đựng điều gì thì hết thảy hoàn cảnh xung quanh người ấy sẽ biến hóa theo. Tâm của một người là như thế nào thì cuộc đời của người ấy cũng là như thế ấy. Đây cũng chính là đạo lý mà cổ nhân giảng “tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”.

TAMTHUC

Người có tâm tính tốt kết được nhiều thiện duyên

Có một câu chuyện xưa kể rằng, một ngày nọ, Tô Đông Pha, một học giả nổi tiếng của Trung Hoa, lên chùa và ngồi thiền cùng vị thiền sư Phật Ấn. Một lúc sau, Tô Đông Pha mở mắt ra và hỏi thiền sư Phật Ấn: “Ngài thấy bộ dạng ngồi thiền của tôi ra sao?”

Thiền sư Phật Ấn nhìn khắp thân của Tô Đông Pha, sau đó gật đầu khen ngợi: “Ngài ngồi thiền trông giống như một vị Phật cao quý và trang nghiêm vậy!” Tô Đông Pha nghe xong vô cùng mãn nguyện và  rất hài lòng.

Ngay sau đó, nhà sư Phật Ấn cũng hỏi lại: “Vậy ngài nhìn thấy ta ngồi ra sao?”

Vì cố tình muốn trêu cười thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha cười khà khà rồi trả lời: “Tôi nhìn ngài ngồi quả giống như một đống phân bò vậy!”.

Thiền sư Phật Ấn nghe xong không hề khó chịu, chỉ mỉm cười và cũng không phản bác lại điều gì. Tô Đông Pha tự cảm thấy mình đã thắng được thiền sư một phen nên lấy làm vui mừng lắm.

Vừa về đến nhà, Tô Đông Pha phấn khích kể lại với em gái của ông là Tô tiểu muội. Không ngờ, Tô tiểu muội nghe xong đã chẳng những không khen ngợi mà còn phá lên cười nhạo sự ngốc nghếch của ông.

Tô Đông Pha hiếu kỳ, khó hiểu hỏi: “Muội vì sao lại cười ta?”

Tô tiểu muội nói: “Nhà sư Phật Ấn vì trong tâm có Phật, cho nên nhìn huynh ngồi có hình dáng giống như một vị Phật. Còn trong tâm của huynh có đầy phân bò nên huynh mới nói nhà sư như vậy!”

Tô Đông Pha không nói được lời nào, lúc này mới suy ngẫm và chợt hiểu ra điều mà Tô tiểu muội nói.

Bên nhà Phật thường hay giảng, cảnh giới của sinh mệnh, tương lai của sinh mệnh là ở trong mê, không ai biết rõ trước. Nhưng thực ra, hết thảy đều là ở ngay trước mặt mỗi người, nó nằm ở ngay trong sự lựa chọn của mỗi người, ngay ở trong tâm của mỗi người mà thôi.

Tướng do tâm sinh, duyên do tâm định, tu hành cốt ở tâm tính, tâm là ngọn nguồn của hết thảy. Tâm của một người giống như chiếc bình rỗng, chứa đựng điều gì thì cảnh của người ấy sẽ là như thế, tự nhiên cũng sẽ kết được duyên giống như thế.

An Hòa (dịch và t/h)

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/van-hoa/tuong-do-tam-sinh-duyen-do-tam-dinh-nguoi-thien-tam-co-nhan-duyen-tot-lanh.html

Comment