No icon

doi-nguoi-nhieu-khi-khong-phai-con-duong-da-den-cuoi-cung-ma-la-den-nga-re

Đời người, nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ

Cổ nhân giảng: “Thất chi đông ngung, thu chi tang du”, ý nói rằng, lúc ban đầu bị thất bại ở một phương diện này, nhưng cuối cùng lại thành công ở một phương diện khác. Trong cuộc đời, rất nhiều khi hoàn cảnh “mách bảo” cho chúng ta biết, không phải con đường mà chúng ta đi đã đến cuối cùng mà là đã đến lúc chúng ta nên rẽ!

Đời người, nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (Ảnh minh họa: Internet)
Đời người, nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (Ảnh minh họa: Internet)

Khi chúng ta gặp một sự tình không có cách giải quyết thậm chí là có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm tình của chúng ta, sao không dừng bước lại, cấp cho tâm linh của mình một khoảng thời gian yên tĩnh?

Rất nhiều khi, thay đổi một loại phương pháp, thay đổi một loại góc độ nhìn nhận, thay đổi con đường, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng sự tình sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Người Anh – điêng có một câu danh ngôn rất hay rằng: “Nếu như chúng ta đang đi quá nhanh, thì phải dừng lại một chút, chờ linh hồn theo kịp”.

Đừng bao giờ để chính mình rơi thẳng vào vực sâu thống khổ! Bởi vì đời người không thể lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” mà luôn luôn có ngăn trở, nhưng đó không phải là “bước đường cùng”, đó chỉ là đang nhắc nhở chúng ta rằng, đã đến lúc nên chuyển biến, nên rẽ! Rất nhiều lúc, “buông tay” không phải là thất bại mà chính là rẽ sang một con đường mới thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn.

Có một vị thiền sư từng nói rằng: Đời người chỉ có ba ngày – ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Người mê muội sẽ sống ở ngày hôm qua, sống trong quá khứ. Người hy vọng sẽ sống ở ngày mai và chỉ có người thấu hiểu mới sống ở ngày hôm nay, sống với hiện tại.

“Chấp nhất” là một loại gánh nặng, thậm chí là đau khổ. “So đo” quá nhiều sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu sẽ là một loại thống khổ. “Buông” là một loại ý chí, là một loại trưởng thành, là biểu hiện của sự tự tin và nắm chắc của bản thân đối với nội tâm mình. “Buông” không phải là bỏ cuộc, để bản thân giống như “nước chảy bèo trôi” mà là giúp người ta dùng tâm thái rộng lượng đi đối mặt với cuộc đời.

Cổ nhân giảng: “Thất chi đông ngung, thu chi tang du”, ý nói rằng, lúc ban đầu bị thất bại ở phương diện này, nhưng cuối cùng lại thành công ở một phương diện khác. Trong cuộc đời, “được” và “mất” nhiều khi chỉ khác nhau ở một niệm. Trong cuộc đời, rốt cuộc được gì, mất gì, có khi chỉ là suy nghĩ của riêng mỗi người mà thôi. Đời người nhiều thống khổ và ngắn ngủi, chúng ta chỉ là một vị khách qua đường vội vàng, kỳ thực trong chuyến hành trình ngắn ngủi ấy, được một chút, mất một chút cũng có sao đâu?

(Ảnh minh họa: Qua trang ntdtv.com)
(Ảnh minh họa: Qua trang ntdtv.com)

“Mất đi” là một loại thống khổ nhưng thay đổi góc nhìn một chút, chúng ta sẽ thấy đó cũng là một loại hạnh phúc. Bởi vì, khi mất đi màu xanh biếc của lá cây, chúng ta sẽ nhận được một mùa thu vàng óng ả, khi mất đi ánh mặt trời, chúng ta lại nhận được một bầu trời đầy sao!

Làm thế nào để đối mặt với “được” và “mất” trong cuộc đời? Có lẽ, đây là câu hỏi mà hàng ngàn năm qua nhiều người vẫn “trăn trở” suy nghĩ tìm tòi. Kỳ thực, đời người hiểu được rằng, những gì nên được thì đừng bỏ lỡ, những gì nên mất thì cần buông tay, đừng quá lưu tâm, khi có thì nên quý trọng, khi đã mất thì không nên hối tiếc suốt đời. Một người quá “quan tâm, để ý” thì sẽ khiến niềm vui trong đời mình giảm đi một nửa. Nhiều lúc, “xem nhạt” hết thảy lại khiến cho sinh mệnh của mình được thoải mái hơn, tiêu sái hơn.

Trong cuộc đời, nên ghi nhớ, rất nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đã đến ngã rẽ!

An Hòa

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/van-hoa/doi-nguoi-rat-nhieu-khi-khong-phai-con-duong-da-den-cuoi-cung-ma-la-da-den-nga-re.html

Comment