nhan-tuong-hoc-cach-cai-tao-tuong-menh
Nhân tướng học: 9 cách cải tạo tướng mệnh
- bởi tamthuc --
- 23/06/2018
Khuôn mặt xinh đẹp chính là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, ví như tài phú đến từ sự bố thí, tôn quý đến từ sự khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ sự nhu hòa, thiện lương. Khi một người bước vào tuổi trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, và cũng là thể hiện ra rõ tính cách của một người.
Người có tấm lòng khoan dung thường phần lớn đều có khuôn mặt nhân hậu, điều mà người ta gọi là phúc tướng. Người có tính cách ôn nhu tướng mạo sẽ nhu hòa xinh đẹp. Người thô bạo sẽ có vẻ mặt hung dữ. Rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, khó coi, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng…
Xét về nhân tướng học, thật ra, tướng mạo của một người không phải sinh ra là đã cố định, không thay đổi mà nó là sự phản chiếu của tâm tính và hành vi qua một quá trình tu luyện. Cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Người xưa xem tướng biết vận mệnh, xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm. “Tướng tùy tâm sinh”, cho nên từ tướng mặt có thể biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Vậy tướng mạo lúc còn nhỏ, thuở niên thiếu và thanh niên có nguồn gốc từ đâu?
Đặc thù của tướng mạo là có quan hệ với sự di truyền từ bố mẹ. Khuôn mặt, dáng người và tính nết là có quan hệ bẩm sinh. Nhưng mức độ xinh đẹp của dung mạo là chịu ảnh hưởng từ cách sống của cả đời trước.
Nửa đầu đời của một người ở kiếp này là sống trong sự ảnh hưởng của kiếp trước. Nửa cuối đời là sống trong sự ảnh hưởng của nửa đầu đời ở kiếp này. Cho nên mới nói, con người đến tuổi sau trung niên phải chịu trách nhiệm về tướng mạo của chính mình. (xem bài: Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình)
Lòng từ bi là một yếu tố vô cùng quan trọng. Người có thiện tâm, thường sẽ từ bên trong mà tỏa sáng ra một loại hào quang, khiến người khác càng nhìn càng thấy thu hút, càng ngày càng yêu thích được tiếp xúc với họ. Còn người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất sẽ khó nhìn, thậm chí xấu xí. Cho dù may mắn khi sinh ra được dung mạo xinh đẹp thì trên khuôn mặt cũng sẽ dần dần lộ ra những điểm mà người khác không ưa thích. Ví dụ: khuôn mặt không hòa ái, lần đầu tiên nhìn sẽ thấy hút mắt nhưng càng tiếp xúc nhiều càng muốn tránh xa…
Nếu bạn đang vui vẻ, diện mạo của bạn sẽ ôn hòa, thoải mái, khiến những người khác cũng cảm thấy rằng hành vi và tướng mạo đó thật đẹp đẽ, ngay cả khi nhìn chúng có vẻ đơn điệu và mộc mạc hơn nhiều so với tiêu chuẩn về cái đẹp được chấp nhận hiện nay.
Dung mạo của một người là có thể từng bước từng bước cải biến được bởi vì khi tâm tính cải biến thì từ tâm sẽ tản ra một loại lực hấp dẫn cũng sẽ khiến người khác sinh lòng ái mộ. Rất nhiều khi, người ta nhìn nhận một người có xinh đẹp hay không, không phải ở khuôn mặt mà là nhìn vào tâm tính, nội tâm người đó. Cho nên, một người nếu muốn tướng mạo xinh đẹp, trước hết phải có tâm linh tốt. Bởi vì, nếu nội tâm của bạn yên bình và tĩnh lặng, bạn rất lạc quan, từ bi và ngay chính, cơ thể của bạn sẽ hoạt động một cách trơn tru, bạn sẽ có được một sức khỏe và tinh thần tốt. Điều này tự nhiên sẽ lôi cuốn những người khác đến bên bạn. Vì tâm trạng của bạn sẽ phản ánh trên nét mặt của bạn, nếu tâm trạng tốt chắc chắn sẽ cải thiện ngoại hình của bạn.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm tốt đẹp. Để có nội tâm tốt đẹp cần lưu ý những điều sau:
TAMTHUC1. Sẵn lòng chịu thiệt
Người cam tâm tình nguyện chịu thiệt cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt, thậm chí được nhiều hơn. Người chịu thiệt nhân duyên tất sẽ tốt, người nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Con người khi sống có thể nắm bắt một, hai cơ hội đã là đủ.
2. Đừng chiếm lợi của người khác
Người yêu thích chiếm lợi, muốn được hưởng lợi hơn người khác cuối cùng cũng chiếm không được lợi đâu. Người chiếm lợi của người khác, thực ra chỉ là nhặt được một bụi cỏ mà mất đi một mảnh rừng rậm.
3. Sống đừng quá ích kỷ
Người ích kỷ, luôn nghĩ đến bản thân hay người thân gia đình mình thì những chuyện tốt đẹp khác cũng tự nhiên không có quan hệ đến họ.
4. Trân quý, đối xử tốt với mọi người
Trên đường đời chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người. Có duyên mới có thể gặp nhau, người thân ở kiếp này hầu hết là bạn thân ở kiếp trước, bạn thân ở kiếp này phần lớn là người thân ở kiếp trước.
Phật gia dạy rằng, người mang đến cho chúng ta phiền não hầu như đều là người mà kiếp trước chúng ta đã làm tổn thương họ. Vì vậy, hãy nhớ và đối xử tốt với người thân, quan tâm đến bạn bè bên cạnh mình, khoan dung với người làm tổn thương mình. Đó là nhân quả.
5. Luôn lạc quan, vui vẻ
Trong lòng không thiếu sót gọi là phú, được người khác cần đến gọi là quý. Vui vẻ không phải là một loại tính nết mà là một loại năng lượng.
6. Buông bỏ phiền não
Giải pháp để loại bỏ phiền não chính là hãy quên phiền não đi!
7. Sống thản nhiên, không tranh giành
Không tranh giành chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe thấy chính là thanh tịnh, không nhìn thấy chính là tự tại, tha thứ chính là giải thoát, thấy đủ chính là buông bỏ.
8. Đừng để tâm bị chi phối bởi ngoại cảnh
Không hỗn loạn với tâm, không khốn đốn với tình, không lo sợ tương lai, không nhớ nhung ủy khuất quá khứ.
9. Đừng lao tâm khổ tứ vì vật chất
Sống trên đời cuối cùng vật chất cũng không mang được đi vì thế hãy sống cho hiện tại, cười cho hiện tại và tỉnh ngộ.
An Hòa (dịch và t/h theo sự cho phép của tác giả)
TAMTHUC:
Comment