No icon

tai-sao-tat-ca-phuong-phap-dung-sinh-deu-khong-duoc-nhu-mong-muon

Tại sao tất cả phương pháp dưỡng sinh đều không được như mong muốn?

Từ xưa đến nay, người ta vẫn luôn đúc kết ra các phương pháp dưỡng sinh để trường thọ, nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi. Vậy điều gì đã khiến chúng “vô hiệu”? Dưới đây là chia sẻ của một thầy thuốc Trung y.

Có một quy luật dưỡng sinh cho tất cả mọi người hay không? (Ảnh: Getty Images) 
Có một quy luật dưỡng sinh cho tất cả mọi người hay không? (Ảnh: Getty Images)

Các nhà khoa học nghiên cứu Đông, Tây mong tìm cho được một phương pháp giúp cho ai ai cũng được khỏe mạnh, bách niên giai lão nhưng dường như còn nhiều điều bị bỏ sót. Nếu vì muốn sống lâu, vì muốn có sức khỏe mà áp dụng các phương pháp dưỡng sinh, ăn đủ món bổ dưỡng, ví như bạn rất thích ăn thịt, nhưng lại cố gắng hết sức kìm nén bản thân không ăn thịt, hoặc bạn không thích ăn kỷ tử (một vị thuốc Đông y), nhưng lại cứ luôn ép bản thân phải pha trà kỷ tử, điều này đã trái với bản chất trong con người bạn thì làm sao có thể khỏe mạnh được?

Trà kỷ tử ;à thuốc bổ nhưng không phải ai uống cũng đều tốt (Ảnh: Internet)
Trà kỷ tử là thuốc bổ nhưng không phải ai uống cũng đều tốt (Ảnh: Internet)

Nói đi thì cũng phải nói lại, dù làm theo nhiều phương pháp như vậy có thể khiến bạn sống lâu trăm tuổi đi nữa, nhưng cũng chỉ là sống cho qua ngày tự dối lòng mình, vậy thử hỏi cuộc đời này có ý nghĩa gì đây? Thước đo duy nhất của sinh mệnh là chúng ta có thể sống thật đúng với nội tâm của mình hay không.

Một sức khỏe thật sự, nên được lý giải như sau: “thích hợp tức là tốt nhất” tức là: Đại Đạo vô Đạo, đại dưỡng vô dưỡng, tự mình lý giải, tự mình khống chế.

Kiêng ăn dầu mỡ

Về vấn đề ăn nhiều dầu mỡ ăn thịt, tuyệt đối không thể vơ đũa cả nắm, nếu như bạn là người lao lực hoặc hoạt động nhiều, thì dù có ăn nhiều thịt hay ăn đồ xào đều được. Nếu như bạn vận động rất ít, thiên về làm việc trí óc thì nên hạn chế ăn thịt và đồ xào, nhưng vẫn nên ăn một số loại thịt ví dụ như thịt nạc, thịt bò, thịt thỏ, các loại cá…

Hãy thử xem xét một cách logic thêm một số tình huống như sau:

Nếu già rồi, không nhất thiết là phải tập thể dục bằng cách đi bộ. Có một bài viết về khoa triết học của trường Đại học Bắc Kinh, những giáo sư triết học này đều là những người không thích thể thao. Có một số người chỉ thường xuyên ngồi, dường như đã mấy chục năm, ngoài việc đến làm và tan ca đi từ nhà đến trường ra (nhà cũng ở trong khuôn viên của trường) dường như họ không có hoạt động nào khác, chứ đừng nói là tập thể thao, nhưng nhiều người trong số họ đều sống tới hơn 90 tuổi. Câu chuyện này cho thấy, chúng ta nên tự thu xếp theo tình huống thực tế của bản thân.

>> 9 lý do khiến bạn phải cân nhắc khi mua dầu ăn

Về vấn đề tình cảm và vận động

Về mặt cảm xúc, tờ Ngọc Lâm vãn báo của tỉnh Quảng Tây từng có một cuộc phỏng vấn khảo sát 100 người sống trên 100 tuổi, sau đó một số chuyên gia sinh vật học, chuyên gia dinh dưỡng, y học gia hàng đầu quốc gia cũng đã tham gia cuộc khảo sát… Sau nửa năm, họ muốn đúc kết ra quy luật trường thọ nhưng không có được kết luận chính thức nào.

Trong số những người được khảo sát:

  • có người thích vận động, có người không thích;
  • có người sống an nhàn, nhưng có người lao động thể lực nặng nhọc cả một đời;
  • có người thích uống rượu hút thuốc, nhưng cũng có người chẳng đụng đến;
  • có người thích ăn thịt, cũng có người ăn chay cả đời;
  • có người cả đời thích mắng chửi người, tính tình xấu tệ, nhưng cũng có người không thích hé môi;
  • có nhà tai nạn liên miên, có nhà một đời hòa thuận yên bình;
  • có người cả đời không kết hôn, cũng có người đã kết hôn cả ba bốn lần;
  • có người một đời không sinh đẻ, và cũng có người đã sinh bảy tám đứa con, các loại tình huống đều có cả.

Quy luật trường thọ chẳng ai giống ai. Chỉ là bình quân thì phụ nữ sống thọ hơn đàn ông một chút (có nhiều nữ giới sống trên 100 tuổi hơn một chút)

Cuối cùng họ đi đến kết luận: Đại Đạo vô Đạo, thuận theo tự nhiên.

>> “10 điều không nên quá” trong dưỡng sinh theo Đạo gia

Ăn thịt tốt hay ăn chay tốt?

Ăn chay hay ăn thịt không quá quan trọng (Ảnh: Internet)
Ăn chay hay ăn thịt không quá quan trọng (Ảnh: Shutterstock)

Về vấn đề ăn chay hay ăn mặn, bạn thích hợp với hình thức nào thì ăn theo hình thức đó, không cần cố ý ép bản thân ăn nhiều hay ăn ít. Pháp sư Hải Đăng ăn chay cả đời (đồ ăn ông hay dùng nhất là đậu phụ xào). Tôi tham gia quân đội sống ở vùng Nội Mông Cổ 10 năm, đa số là ở khu vực chuyên chăn nuôi, 300 kg thịt một năm vẫn không đủ ăn cho một người dân ở đây (cơ bản họ không ăn các loại lương thực), còn người ở đại lục một năm ăn chưa đến 5 kg thịt, nhưng tuổi thọ giữa hai bên lại cũng không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, người ở vùng chăn nuôi thân thể rắn chắc khỏe mạnh, có sức lực hơn.

Ăn uống tẩm bổ rốt cuộc hiệu quả được mấy phần?

Về vấn đề ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, có thể nói không có một loại đồ ăn nào đặc biệt có tác dụng bổ dưỡng hiệu quả, ví dụ như kỷ tử – loại thuốc bổ đang được truyền nhau sử dụng hiện nay, trước đây ở Ninh Hạ, mùa thu trẻ con lấy từng túi từng túi làm đồ ăn vặt, trẻ con ở đó ăn kỷ tử còn nhiều hơn cả người mong muốn được bồi bổ sử dụng hiện nay, nhưng cũng không thấy người dân ở vùng Ninh Hạ sống được thêm bao nhiêu năm, khỏe mạnh hơn được bao nhiêu.

Rồi hiện nay lại nói ăn quả óc chó tốt cho não bộ, giúp thông minh. Các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây ở miền bắc, tỉnh Quý Châu ở miền nam Trung Quốc quả óc chó rất nhiều. Ở Sơn Tây mười mấy năm, tôi cũng ăn không ít quả óc chó. Còn nhớ vào những năm năm 70 ở Sơn Tây, quả óc chó một xu một quả, người ta hễ mua là mua cả một túi mà ăn. Nhưng người ở nơi này có thông minh hơn người ở những nơi khác chăng?

Đông trùng hạ thảo (ảnh: Internet)
Đông trùng hạ thảo (ảnh: Internet)

Lại nói tới đông trùng hạ thảo, vào cuối những năm 90, tôi làm việc ở phía Tây nam tỉnh Quý Châu cho tới khi về hưu tổng cộng 8 năm, đông trùng hạ thảo mấy chục đồng một cân, trên phố có rất nhiều quán với món gà hầm đông trùng hạ thảo. Sếp của chúng tôi mỗi lần ra phố đều gọi món gà hầm đông trùng hạ thảo, nghe người bán nói họ thu mua đông trùng hạ thảo ở các vùng như Vân Nam, Tây Tạng, Thanh Hải, cũng tự đi hái. Có những con đông trùng hạ thảo bị dập nát hỏng không bán được, họ thường cho vào hầm gà để ăn, nhưng cũng không thấy có người bán nào sức khỏe tốt hơn, sống thọ hơn.

Vậy nên những người ăn đậu xanh không hẳn là khỏe hơn, ít bệnh hơn, sống thọ hơn những người không ăn đậu xanh. Những người ăn chay không nhất định sẽ khỏe mạnh, sống thọ hơn người ăn thịt. Những người ăn hạch đào (quả óc chó) thường xuyên cũng không nhất định sẽ thông minh hơn so với những người không ăn. Ăn kỷ tử cũng không nhất định sẽ khỏe mạnh hơn những người không ăn.

Những người thích vận động vốn không nhất định là sẽ sống thêm được mấy ngày so với những người lười biếng không thích vận động. Những người hay nóng giận không nhất định sẽ đoản mệnh hơn những người tâm bình khí hòa. Những người thích ăn dầu mỡ không nhất định là sẽ đoản mệnh hơn những người ăn ít dầu mỡ. Người thường hay ăn rau muối dưa chua không nhất định sẽ dễ bị mắc bệnh ung thư, cũng không nhất định là đoản mệnh.

Nói tóm lại, bạn thích hợp với cách sinh hoạt nào, thói quen nào, sở thích nào thì đó là phương thức sinh hoạt của bạn. Vì con người là sống theo sở thích, miễn sao phù hợp với hoàn cảnh của bản thân mình, bởi sự thích ứng sinh tồn của con người, còn phù hợp với môi trường sống của họ.

Theo Secretchina
Đình Kiên biên dịch

:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/tai-sao-tat-ca-phuong-phap-duong-sinh-deu-khong-duoc-nhu-mong-muon.html

Comment