mot-tac-nhan-gay-suy-giam-thi-luc-tang-do-can-thi-o-tre-nho-do-ngot
Một tác nhân gây suy giảm thị lực, tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ: Đồ ngọt
- bởi tamthuc --
- 14/03/2017
Những năm gần đây, tỉ lệ giảm sút thị lực và bị cận thị ở trẻ nhỏ ngày càng tăng cao. Chúng ta thường thấy những tin tức như: trẻ 8 tuổi bị cận thị 7 độ! Bé 2 tuổi rưỡi bị cận thị 5 độ! Dự báo trong thời gian tới sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu người lớn không giúp các bé.
3 tuổi đã phải đeo kính không còn là chuyện hiếm
“Bác sĩ ơi, cháu lại đến rồi ạ!” Cô bé Minh Minh 5 tuổi vừa vào đến cửa đã gọi bác sĩ. Mẹ của Minh Minh nói rằng năm 3 tuổi bé nhìn đồ vật không rõ, đi kiểm tra thì phát hiện là bị cận thị, từ đó trở đi bé phải đeo kính. Hai năm nay lại tăng độ, bây giờ đã 3 độ rồi. “Tôi không bị cận thị, bố cháu cũng không bị, không biết tại sao con tôi lại bị cận thị chứ?” Mẹ của Minh Minh chia sẻ “Cháu còn chưa đi học mà đã bị cận thị rồi, quãng đường sau này còn rất dài, cháu phải làm sao đây?”
Theo một nghiên cứu của UNSW (University of North South Wales, Sydney), nếu tình hình tiếp tục như hiện nay thì một nửa dân số thế giới (gần 5 tỷ người) sẽ bị cận thị trong ba thập kỷ tới, trong đó 1/5 trong số đó (1 tỷ người) có nhiều nguy cơ bị mù.
Từ năm 1970 đến năm 2000, số người cận thị tại Mỹ gần như tăng gấp đôi, còn ở châu Á thì còn tăng mạnh hơn. Một khảo sát gần đây cho thấy 96% thanh thiếu niên ở Hàn Quốc bị cận thị. Còn tại Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, tỷ lệ thanh niên cận thị khoảng 80%-90%.
Nhiều chuyên gia mắt cho biết nguyên nhân chủ yếu gây cận thị ở trẻ nhỏ là do dùng mắt không điều độ, xem TV, dùng máy vi tính quá lâu đến 2-3 tiếng một ngày. Còn một nguyên nhân quan trọng nữa đó là hấp thụ quá nhiều đường.
Ăn quá nhiều đường tăng nguy cơ mờ mắt, cận thị
Ăn nhiều đường và cận thị có liên quan gì với nhau? Thật sự rất có liên quan.
Trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đường cần một lượng lớn vitamin B1 hỗ trợ và nó cũng làm giảm canxi trong cơ thể. Vitamin B1 có tác dụng bảo dưỡng thần kinh thị giác, hàm lượng vitamin B1 cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh thị giác. Còn canxi là “chất bảo vệ” của mắt, thiếu canxi không chỉ gây thoái hóa khả năng đàn hồi của võng mạc mắt, tăng áp suất bên trong thủy tinh thể, kéo dài đường kính trước sau của nhãn cần, ảnh hưởng đến sự vững chắc của thành nhãn cầu, từ đó dễ dẫn đến cận thị.
Ăn quá nhiều đường còn khiến độ cận thị tăng cao. Bởi vì khi đó đường huyết tăng cao làm giảm áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể, khiến dịch bên trong nhãn cầu thẩm thấu vào thủy tinh thể, từ đó làm cho thủy tinh thể thay đổi hình dạng, độ đi-ốp tăng cao khiến cận thị nặng hơn.
Đối với những người đang bị tiểu đường thì vấn đề suy giảm thị lực lại càng phải thận trọng hơn, cần kiểm soát đường huyết một cách chặt chẽ.
Chế độ ăn nhiều đường còn có thể mang lại nhiều tác động khác cho sức khỏe cho trẻ em, ví dụ:
1. Gây bệnh cho hệ thống nội tiết
Kẹo và đồ ăn ngọt có nhiều đường, lượng calo cũng rất cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì và còn có thể gây bệnh về tim mạch.
Ăn ngọt quá nhiều còn sẽ làm tăng sức ép lên tuyến tụy. Nếu cơ thể ở trong tình trạng đường huyết cao lâu dần sẽ làm rối loạn môi trường bên trong vốn cân bằng, đường huyết tiết ra quá nhiều sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là những trẻ trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường thì càng phải chú ý ăn ít đường, vận động nhiều.
2. Mất cân bằng dinh dưỡng
Nhiều người nói rằng lượng calo trong kẹo và đồ ăn ngọt là rất cao, vậy tại sao lại nói không đủ dinh dưỡng? Thật ra, lượng calo cao và dinh dưỡng hoàn toàn là hai việc khác nhau. Bởi vì đường chỉ có thể cung cấp calo chứ không có những chất dinh dưỡng có giá trị khác. Mỗi ngày ăn quá nhiều đường thì sẽ ăn những chất dinh dưỡng khác ít đi, dẫn đến protein, vitamin, khoáng chất trong cơ thể bị thiếu hụt, dễ gây nên mất cân bằng dinh dưỡng.
Có những trẻ ăn quá nhiều đường rồi nên không muốn ăn cơm, nếu không cẩn thận để bị sâu răng, cơn đau khi ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, tác động để sự phát triển thể chất của trẻ.
3. Tính tình lầm lì
Có một số trẻ không chỉ có tính tình kỳ quặc mà còn hiếu động, không có khả năng tập trung chú ý, kết quả học tập cũng không tốt. Một cuộc điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những trẻ có các triệu chứng nêu trên phần lớn là có liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều đồ ngọt.
Phân tích từ góc độ y học, nếu lượng đường trong cơ thể quá nhiều, những chất chuyển hóa như axit pyruvic và axit lactic sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này cần tiêu thụ một lượng lớn vitamin B1 để bài tiết những chất chuyển hóa này nhanh hơn, còn vitamin B1 là thứ không thể tự nhiên tổng hợp được mà hoàn toàn phải thấp thụ từ thức ăn, nhưng những trẻ kén ăn lại khó mà hấp thụ được thực phẩm có vitamin B1 nhiều hơn. Khi cơ thể bị thiếu vitamin B1, chất pyruvate chuyển hóa đường sẽ tích tụ với số lượng lớn trong não, đồng thời gây nên tính tình bất thường ở trẻ nhỏ.
4. Giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện ra đồ ăn ngọt sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong trạng thái bình thường, khả năng ăn vi khuẩn trung bình của một hạt bạch cầu trong máu là 14, sau khi ăn ngọt vào sẽ biến thành 10, rồi giảm xuống 5 khi ăn một miếng tráng miệng ngọt và chỉ còn ở mức 2 sau khi ăn một tiếng socola sữa. Có thể thấy rằng đồ ăn ngọt có ảnh hưởng nhất định đến khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu từng tiến hành khảo sát 1000 trường hợp những người bị khó ngủ và nhận ra rằng có trên 87% trong số đó thích ăn ngọt.
Ngọc Trúc
TAMTHUC:
Comment