No icon

khiem-thuc-cao-thu-giup-bo-than

Khiếm thực: ‘Cao thủ’ giúp bổ thận

Không chỉ là dược liệu cao cấp, khiếm thực còn là nguyên liệu chế biến thực phẩm rất ngon. Giá trị dinh dưỡng của khiếm thực được ghi chép trong rất nhiều sách cổ và được gọi là “nhân sâm trong nước”.

Khiếm thực (ảnh: Internet)
Khiếm thực (ảnh: Internet)

Khiếm thực là nhân chín của cây khiếm thuộc họ Súng, bởi vì quả của nó rất giống đầu gà, nên còn được gọi là “hạt đầu gà” và có mỹ danh là “Nhân sâm trong nước”. Sách thuốc cổ có nói Khiếm thực có công dụng “trẻ ăn sẽ không già, người già ăn sẽ sống thọ”.

Trong “Hồng Lâu Mộng” có một hồi “Thu Sảng trai, định mở Xã hải đường, Hành Vu uyển, đêm nghĩ bài hoa cúc”, trong đó có nói Giả Bảo Ngọc sai người đưa thức ăn cho Sử Tương Vân, trong món ăn có 2 nguyên liệu tươi là Hồng lăng và Khiếm thực. Đại văn hào Tô Đông Pha thời nhà Tống cũng vô cùng thích ăn khiếm thực. Cho đến khi đã già, nhưng Tô Đông Pha vẫn khỏe mạnh, sắc mặt vẫn hồng hào, tư duy vẫn nhanh nhẹn, ông rất am hiểu về dưỡng sinh và đã viết ra những quyển sách như “Đông Pha Dưỡng Sinh Thiên”.

Trong đạo lý dưỡng sinh của ông có một điều là ăn khiếm thực, cách ăn cũng khá kì lạ: lấy một hạt vừa nấu chín cho vào miệng rồi nhai chầm chậm cho đến khi nước bọt tiết ra trong miệng, sau đó súc miệng lại vài lần rồi nuốt xuống. Mỗi ngày ông ăn 10 – 20 hạt khiếm thực bằng cách này, kiên trì không bỏ, ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác.

Cây khiếm thực (ảnh: Internet)
Cây khiếm thực (ảnh: Internet)

Người ta nói Tô Đông Pha còn rất thích ăn “cháo hạt đầu gà” nấu bằng khiếm thực và khen “cháo có tác dụng ngay tức thì, cháo hỗ trợ giấc ngủ rất tuyệt.” Đông y cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào dạ dày và thận, có thể bổ dạ dày, trừ thấp, bổ thận, chữa tiêu chảy và “bổ mà không nặng nề”, “kháng khô không gây ngán”. Hiệu quả bổ thận của khiếm thực mạnh như củ từ, tác dụng chống ẩm tốt như đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen. Có thể nói khiếm thực là một loại thuốc bổ bị chôn vùi.

Mọi người đều biết vào mùa thu thì thường khá khô, khiếm thực có thể chống khô, nhưng cũng không gây lạnh, vì vậy rất phù hợp dùng vào mùa thu.

Một số công dụng của khiếm thực

Khiếm thực vị ngọt, sáp, tính bình. Chủ trị dạ dày, thận kinh. Có tác dụng bổ tỳ, chữa tiêu chảy, ích thận cố tinh, trừ thấp v.v. Dùng để trị mộng di hoạt tinh, tiểu dắt, tỳ hư, tiêu chảy, bạch trọc, đới hạ.

Quả khiếm thực

1. Bổ tỳ chỉ tiết

Chủ trị đau lưng, khớp gối, di tinh, lâm trọc, đới hạ, tiểu dắt, tiêu chảy…

2. Chống ung thư

Khiếm thực có thể làm tăng chức năng hấp thu của ruột non, nâng cao hiệu quả bài tiết xylose, tăng nồng độ carotene trong huyết thanh. Thử nghiệm cho thấy khi nồng độ carotene trong huyết thanh sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi, dạ dày và các dạng ung thư nói chung.

 3. Ngăn chặn lão hóa

Khiếm thực có chứa nhiều tinh bột, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và có rất nhiều vitamin, bảo đảm thành phần dinh dưỡng trong cơ thể. “Bánh bát tiên” làm bằng loại quả này có tác dụng kéo dài tuổi thọ rõ rệt.

Ngọc Trúc

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/khiem-thuc-dung-la-cao-thu-bo-than.html

Comment