No icon

cach-phong-tranh-bi-ngat-xiu-va-dot-quy-trong-nhung-ngay-nang-nong

Cách phòng tránh bị ngất xỉu và đột quỵ trong những ngày nắng nóng

Trong những ngày hè nắng nóng, rất nhiều người bị ngất xỉu và đột quỵ do say nắng, vậy vì sao lại có hiện tượng đó và làm thế nào để phòng tránh nguy cơ này?

Vào mùa hè hãy tránh đến mức có thể ở ngoài trời trong giờ nắng nóng cao điểm. Ảnh: (Photographee.eu/Shutterstock)

Say nắng, say nóng, có thể gây đột quỵ và nếu không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng về thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.

Với nhiệt độ cao kỷ lục (cao điểm 50-60 độ C ngoài trời) ở miền Bắc Việt Nam trong những ngày vừa qua, có lẽ mỗi người chúng ta cần trang bị một số kiến thức hữu ích để nhận biết những nguyên nhân có thể dẫn đến ngất xỉu, các biểu hiện và xử trí cùng bị say nắng, nóng và cách phòng tránh nguy cơ này.

Say nắng, nóng là gì?

(Ảnh: Livescience)

Say nắng, nóng là một hiện tượng hay gặp trong mùa hè với các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,… có thể dẫn đến đột quỵ, mất ý thức, nếu không phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời. Hơn nữa có thể để lại các di chứng về thần kinh và dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Khi ở quá lâu dưới trời nắng gắt hoặc trong môi trường nhiệt độ nóng bức, khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị rối loạn, cơ thể có hiện tượng mất nước. Ngoài ra, hoạt động thể lực quá sức như chơi thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc trong thời  gian dài… cũng dễ khiến lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh, khiến nhiệt độ cơ thể tăng.

Khi thân nhiệt tăng lên sẽ đẩy mạnh quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, nếu không được bù nước kịp thời sẽ dễ gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…

Biểu hiện

Người bị say nắng, nóng có triệu chứng tăng thân nhiệt (Ảnh: Menshealth)

Một đặc điểm chung là người bị say nắng, nóng có triệu chứng tăng thân nhiệt. Thân nhiệt tăng cao, thường là trên 39 độ C. Nếu bị nặng thì da có dấu hiệu bị rộp đỏ, tim đập nhanh, và rối loạn ý thức.

Nạn nhân có thể bị ngất xỉu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê, co giật. Những trường hợp này cần chuyển nạn nhân khẩn cấp đến cơ thể y tế gần nhất để cấp cứu.

Ngoài ra, với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là người già, khi cơ thể mất nước và muối, máu đặc hơn bình thường và không thể lưu thông một cách dễ dàng, có thể đau tim hay đột quỵ.

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí là tử vong.

>>Bác sĩ: Muốn giữ sức khỏe, dù bận rộn mấy cũng phải thực hiện 8 điều này

Cách xử trí

Khi phát hiện người bị say nắng, say nóng cần sơ cứu ngay lập tức bằng các biện pháp:

Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát, hạ thấp thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách cởi bỏ bớt quần áo, pha nước mát có thêm chút muối cho bênh nhân uống, dùng nước đá hoặc khăn mát chườm cho nạn nhân ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Trong trường hợp nạn nhân hôn mê không uống được nước, hoặc nôn liên tục, không ngừng sốt cao cùng các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Đối tượng dễ bị say nắng, nóng nhất, gồm:

  • Trẻ em
  • Người cao tuổi (nhất là những người bị các bệnh về tim mạch, phổi, thận hoặc đang dùng thuốc bởi họ dễ bị mất nước và đột quỵ vì nóng)
  • Những người làm việc bên ngoài trời và thể dục thể thao dưới ánh nắng mặt trời.

TAMTHUC

Cách phòng tránh

Uống nhiều nước khi làm việc trong môi trường nóng hoặc ngoài trời nắng. (Ảnh: Baws.ae)

Nếu phải đứng lâu, nhất là dưới trời nắng hoặc môi trường không khí nóng, hãy nhớ thường xuyên chuyển trọng tâm giữa hai chân. Nếu cảm thấy choáng váng, hãy bắt chéo chân và siết chặt cơ mông và cơ chân. Điều có thể giúp bạn khỏi nguy cơ bị ngất xỉu. Đồng thời, không nên uống rượu, bia, và đừng thở quá nhanh, hoặc đột ngột thay đổi tư thế.

Nên thường xuyên tập thể dục nhẹ. Không nên làm việc nặng nhọc, quá sức và quá lâu ngoài trời nắng gắt hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nếu bắt buộc phải lao động trong môi trường nắng nóng, thì định kỳ khoảng gần một giờ đồng hồ nên tìm một chỗ râm mát, thoáng khí để nghỉ ngơi, không nên làm việc quá lâu.

Uống nhiều nước, tốt nhất là nước có pha muối (4-5g muối ăn/1 lít nước) hoặc dung dịch ORS, khi làm việc trong môi trường nóng hoặc ngoài trời nắng.

Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc, đi lại lâu ngoài trời nắng như mặc quần áo bảo hộ lao động, che ô, đội mũ, nón, kính, ô…

Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt như công xưởng, hầm lò, việc này đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống say nóng.

Minh Minh (T/H)

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/phong-tranh-ngat-xiu-va-dot-quy-trong-nhung-ngay-nang-nong.html

Comment