No icon

tap-chat-va-doc-chat-trong-thuoc-dong-y-con-so-dang-luu-tam

Tạp chất và độc chất trong thuốc Đông y: Con số đáng lưu tâm

Lo lắng tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều người mong muốn dùng thuốc Đông y ‘cho lành’, nhưng có thể họ đang bước vào một ma trận mới.

Hiện nay, thuốc Đông y có 2 nguồn chính là thuốc có nguồn gốc trong nước, chỉ chiếm khoảng 10-20%; còn lại 80-90% là thuốc Bắc, được nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc. Chất lượng thuốc thực sự đang là một vấn đề khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

(ảnh: Internet)
(ảnh: Internet)

Lá cây sơn trà

Loại lá này giúp trị ho tiêu đàm, chống buồn nôn, là loại thuốc dành cho người bị bệnh về hô hấp, bệnh nội khoa, khi dùng hãy bỏ những lá già đi, dùng lá của cây có tuổi thọ vào khoảng từ 3 – 5 năm, trước tiên hãy làm sạch phần lông ở mặt sau lá cây rồi mang phơi hơi khô, sau đó xếp lá cẩn thận và buộc lại, khi lá khô hẳn hãy mang ra cắt thành những sợi khoảng 0,5 cm, cho vào nồi nước, thêm chút mật ong vừa phải và thêm nhiệt, khi lá cây thấm đều mật ong thì lấy ra để nguội là được.

Nhưng ngày nay nhiều người vì lợi ích kinh tế nên bất kể chất lượng, khi lấy lá thì lấy cả những lá rụng xuống đất, lá già cỗi, lá mới, thậm chí là lá đã mục nát cũng gom lại, khi rửa thì không sạch, không làm sạch phần lông lá, phơi qua loa, lúc bào chế cũng không cho mật ong… Cách làm cẩu thả như vậy khó tránh hiệu quả trị bệnh không còn được mấy!

Diếp cá

Rau diếp cá - thần dược trị phế ung (Ảnh: Internet)
Rau diếp cá (Ảnh: Internet)

Diếp cá phát triển mạnh ở nơi nhiều nước như mương rãnh, bờ suối. Trong Thế chiến thứ hai, đây từng là loại cây cứu mạng nhiều người dân vô tội bị nạn bom nguyên tử ở Hiroshima, khi đó trong tình hình thiếu thốn thuốc men, nhiều người nhờ loại cây này mà giữ được sinh mạng.

Rau diếp cá là loại rau dại, nhưng thường thấy trong bữa ăn của nhiều người. Cố đô Thiệu Hưng (Trung Quốc xưa) từng có một núi rau diếp cá, là nơi mà Câu Tiễn thường đến hái. Loại cây này giúp thanh nhiệt giải độc, trừ mủ vết thương, lợi tiểu, là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Y học hiện đại phát hiện, rau diếp cá là thuốc kháng sinh tự nhiên, vừa an toàn lại hiệu quả.

Rau diếp cá giúp tiêu đàm, trị viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, viêm da bên ngoài, đều có thể dùng để điều trị được.

Ngay nay người ta thường trồng rau này ngoài đồng, dùng nhiều phân và thuốc trừ sâu, vì thế loại rau “thiếu tự nhiên” này công dụng chữa trị bệnh cũng không còn hiệu quả cao.

>> 12 bài thuốc đơn giản từ rau diếp cá – ‘thần dược’ bổ phổi, trị phế ung

Nhân trần hao và ngũ vị tử bắc

Nhân trần hao là thực vật họ cúc, thanh nhiệt lợi ẩm, nhưng khi hái phải chú ý, vì “Tháng 3 Nhân trần, tháng 4 Hoàng Cao, tháng 5 dùng làm củi.”

Hiện nay nhiều người vì lợi mà không kể chất lượng, lại không có người hướng dẫn có hiểu biết, khi trồng cây thì dùng hóa chất nhiều nên chất lượng không còn, khi hái cũng không quan tâm đến thời gian.

Ví dụ: Ngũ vị tử bắc có ngũ vị, bổ phổi trị ho, là thuốc bổ hỗ trợ tăng cường sức khỏe rất tốt, nhưng hiện có vấn đề trước khi thu hoạch. Loại trái này thường vào tháng 10 mới nên thu hoạch, nhưng ngày nay người ta thường thu hoạch trước 3 tháng, còn dùng hóa chất để làm cho trái trông đẹp hơn, như thế hiệu quả làm thuốc cũng không còn bao nhiêu.

Xử lý dược liệu qua loa

Ngoài ra còn vô số loại dược liệu không đạt được hiệu quả trị liệu như ngày xưa, vì người làm thuốc xử lý qua loa nhằm thu lợi nhuận cao nhất có thể. Ví như nhân trần, chi bồ công anh, chi tơ hồng có lượng trầm tích cao đến 20% trở lên, Mẫu đơn bì thì không bỏ da rút tâm, bạch thược thì không bỏ rễ già, bản lam căn không bỏ phần cuống rễ, đào nhân và hạnh nhân không bỏ vỏ, mạch môn, hạt sen không bỏ tim… như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thuốc.

Bã thuốc cũng bán

Đông trùng hạ thảo (ảnh: Internet)
Đông trùng hạ thảo (ảnh: Internet)

Có những loại dược liệu quý nên bán được giá, vì thế mà nhiều người đã gom cả bã thuốc bán kiếm lợi. Ví dụ như Đông trùng hạ thảo bị chiết xuất lấy phần tinh chất, sau mới cho vào ngâm rượu mang bán…

Nhiều loại dược liệu khác cũng có thể áp dụng cách làm như thế, ví dụ như: nhân sâm, tây dương sâm, đảng sâm, tử hà xa… Việc làm này cũng có thể ví tương tự làm hàng giả, đều là hiện tượng của tình trạng đạo đức xuống cấp, xuống đến nỗi thấy chuyện lạ cũng không còn cảm thấy lạ nữa.

Độc tố vi nấm và vấn đề tẩm ướp chất bảo quản

Ai cũng biết đa phần nguyên liệu thuốc Đông y là từ cây cỏ và động vật. Khi xử lý thuốc qua qua (hoặc gian lận để thuốc ít hao, cân được nặng), độ ẩm lưu lại trong đó còn lớn dẫn đến thuốc dễ bị mốc và sinh độc tố vi nấm. Quan sát tại một số nhà thuốc và các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu thuốc Đông y, ai cũng phát hiện thấy điều kiện bảo quản rất sơ sài, chuyện ẩm và mốc là khó tránh khỏi.

Theo đánh giá của Viện Dược liệu, hiện 30% dược phẩm đang được lưu hành chứa nấm mốc, nhất là aflatoxin.

Độc tố này có trong dược liệu gây tổn thương gan, ung thư gan. Có những loại độc tố không bị diệt ở nhiệt độ cao (ngay cả khi đun lên tới 200 độ C), do đó, khi sắc thuốc độc tố vẫn còn.

Để giải quyết vấn đề mốc, nhiều người có thể tiến hành sao tẩm thuốc với lưu huỳnh. Liều lượng ra sao tùy thuộc và hiểu biết và lương tâm của người làm nghề. Khi lưu huỳnh được dùng với liều lượng ít, các vị thuốc bảo quản được từ 4 – 5 tháng. Nhưng khi dùng với liều lượng lớn, thuốc để được vài năm mà không lo bị nấm mốc. Một cân dược liệu quý có giá vài triệu, trong khi một cân lưu huỳnh chỉ có giá vài nghìn đồng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc khi dùng thuốc Đông y, hoặc là khiến cho thuốc mất tác dụng.

Chất aluminium phosphide (viết tắt là AIP) gọi là hợp chất nhôm phốt-pho đã từng được phát hiện sử dụng trong bảo quản thuốc Đông y. Hóa chất này khi gặp hơi nước sẽ tạo thành phốt-phin (PH3), một khí có tỷ trọng nhẹ như không khí nên có tác dụng khử khuẩn và thấm ngược vào dược liệu. Phốt-phin là chất độc đối với người. Khi nhiễm chất này, người bị nhẹ cũng là nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, bắp thịt co giật.

TAMTHUC

Tạp cht và độc chất trong thuốc Đông y

Một nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học ở Đại học Curtin, Murdoch và Adelaide (Úc) thực hiện và công bố kết quả trên tạp chí Nature Scientific vào cuối năm 2015 đã phải đi một chặng đường dài, dùng kỹ thuật khối phổ (MS) tiên tiến mới phân tích được thành phần một số loại thuốc Đông y cổ truyền phổ biến tại Úc. Kết quả đã phát hiện thấy, có nhiều kim loại độc, kim loại nặng, thành phần ADN không rõ hoặc bất hợp pháp không được liệt kê.

Tình trạng một số thầy thuốc Đông y tìm cách trộn lẫn tân dược, thuốc kháng sinh vào thuốc Đông y để tăng nhanh hiệu quả hoặc với mục đích khác nhau cũng đã được cảnh báo. Do vậy vấn đề ngộ độc thuốc Đông y đã không còn là chuyện hiếm gặp. Tùy theo loại thuốc sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là rối loạn đường tiêu hóa với biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy. Sau đó bệnh dần nặng hơn khiến xuất huyết dạ dày, thủng ruột, suy gan, thận…

Đông y có lịch sử từ hàng ngàn năm với nhiều phương pháp trị liệu thần kỳ, nhưng những tài liệu và cách bào chế hiện nay có nhiều điểm không đạt tới chuẩn mực như yêu cầu. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả trị bệnh cũng như là hình ảnh của Đông y. Lỗ hổng trong quản lý là hiển nhiên, nhưng nguyên nhân gốc rễ phải chăng là vì đạo đức con người đang xuống dốc không phanh?

Kiên Thành

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/thuoc-dong-y-kem-hieu-qua-vi-sao.html

Comment