No icon

-meo-dung-than-tranh-nguy-co-suy-than-khong-can-thuoc

8 mẹo dưỡng thận, tránh nguy cơ suy thận không cần thuốc

Trung Y rất coi trọng dưỡng thận, bởi thận hư là gây ra nhiều loại bệnh, còn thận khí dồi dào sẽ khiến toàn thân tráng kiện. 

Trong thân thể con người thì thận phải là âm, thận trái là dương. Thận trái kiểm soát chức năng của lục phủ, thận phải cai quản sự vận hành của ngũ tạng. Việc dưỡng thận kỳ thực không khó, lại cũng chẳng tốn tiền, chỉ cần nhớ đến là làm được.

1. Úp tay bổ thận

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt. Dù là buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm trên giường, thì kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng.

3. Ngâm chân nước ấm + mát-xa huyệt Dũng Tuyền

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó mát-xa nhiều lần huyệt Dũng Tuyền lòng bàn chân.

Dũng tuyền là một trong 27 huyệt vị châm cứu nằm trên đường kinh túc thiếu âm thận, được coi là một trong tam tài huyệt: bách hội (thiên) gọi là thiên tài, chiên trung (nhân) gọi là nhân tài và dũng tuyền (địa) gọi là địa tài. “Dũng” có nghĩa là tuôn trào, tràn lên, còn “tuyền” là suối, nguồn. Dũng tuyền ý muốn nói huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, đồng thời lại là nơi tàng chứa chân dương ở phía dưới của tạng thận. Thận chủ thủy nên nơi đây tựa như một “nguồn nước tuôn trào, tràn đầy sức sống”. Huyệt vị này còn có nhiều tên khác như địa xung, quyết tâm, địa cù… được ghi lại sớm nhất trong thiên (phần) bản du của sách Linh Khu.

Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt Dũng Tuyền (ảnh: Shutterstock)

Lưu ý: Khi ngâm chân có thể cho thêm vào chậu ngâm một vài lát gừng, mấy hột muối hoặc tinh dầu tùy theo sở thích, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều.

4. Vỗ huyệt Thận Du

Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận, vì vậy gọi là Thận Du. Huyệt nằm phía sau lưng, từ vị trí rốn lấy đối xứng ra sau lưng, trên cột sống đó là huyệt Mệnh Môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận Du.

Mát-xa huyệt Thận Du rất tốt cho dưỡng thận, ích thủy, tráng hỏa, điều thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ. Thường các thầy thuốc châm cứu vào đây để trị thận viêm, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh.

Chúng ta có thể lấy các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả rất tốt.

>> Thận là cái gốc của cơ thể: Cách cân bằng và duy trì tinh khí để sống thọ

5. Ấn huyệt Thái Khê

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các bệnh thận, đặc biệt là đối với bệnh thận mạn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy chướng là vừa.

Vị trí của huyệt Thái Khê (ảnh qua dongy.wordpress.com)

6. Ấn huyệt Quan Nguyên

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

7. Xoa bóp lỗ tai để dưỡng thận

Thận khai khiếu ra tai, cho nên thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận. Khi xoa bóp, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó mới nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

TAMTHUC

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.

(ảnh qua hivedalston.wordpress.com)

Khi dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Chỗ nào tắc nghẽn, chỗ đó có thể phát viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…). Có người thắc mắc, luyện khí công làm sao có thể đánh tan được sỏi thận? Đứng từ góc độ Tây y sẽ rất khó giải thích, nhưng đối với Đông y thì hoàn toàn dễ hiểu và thực tế đã chứng minh điều này.

Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông, khí huyết điều hòa thì tự nhiên các bệnh sẽ rút lui.

Kiên Thành (t/h)

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/8-meo-duong-than-tranh-nguy-co-suy-than-khong-can-thuoc.html

Comment