loi-ich-cua-du-du-bao-ve-gan-ngan-ngua-ung-thu
Lợi ích của đu đủ: Bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư
- bởi tamthuc --
- 02/11/2017
Đu đủ là một loại quả giàu dinh dưỡng. Là loại trái cây bảo vệ gan chống ung thư, bởi vậy đu đủ còn được gọi bằng cái tên “Vua của các loại quả, dưa vạn thọ”.
Danh y Lý Thời Trân có viết trong “Bản thảo cương mục” rằng: Chất chua trong đu đủ làm dịu gan và dạ dày, giúp thư giãn kinh mạch, kích thích xương cốt, giảm huyết áp. Những quyển sách cổ như “Bản thảo cương mục”, “Bản thảo di thất”, “Nhật Hoa Tử bản thảo”, “Chứng loại bản thảo” hay “Trung dược đại từ điển” có ghi chép quả đu đủ ở Ngân Châu (tỉnh Sơn Đông) có chức năng bình gan dịu dạ dày, sinh luật giải khát, hoạt huyết thông kinh, tư tỳ kiện vị… Đồng thời đu đủ còn có thể chữa nôn mửa tiêu chảy, tức ngực, thấp tỳ, phù thũng, kiết lỵ, dịch tả, đầu phong, tâm thống, liệt dương xuất tinh sớm, tăng cường chức năng sinh lý…
Y học hiện đại đã chứng minh trong đu đủ có chứa kiềm, enzyme protease, rennet, carotene… và hơn 17 loại axit amin cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong đó axit oleanolic là một loại hợp chất có tác dụng bảo vệ gan, giảm men gan, kháng viêm, ức chế vi khuẩn, giảm mỡ máu… Nghiên cứu còn cho thấy đu đủ có khả năng ngăn chặn hình thành nitrosamine gây ung thư trong cơ thể.
>> Những điều cần chú ý để gan được khỏe mạnh
Hàm lượng vitamin C trong đu đủ cao gấp 48 lần so với táo. Thường xuyên ăn đu đủ sẽ có thể bình gan hòa vị, thông kinh mạch, làm mềm mạch máu, kháng khuẩn tiêu viêm, ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, phòng chống ung thư, tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể. Đu đủ là một loại quả giàu dinh dưỡng và có hàng trăm lợi ích. Enzyme protease có trong đu đủ có thể phân giải mỡ thành axit béo.
Giá trị dinh dưỡng của đu đủ
Đu đủ chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin… giá trị dinh dưỡng cao, calo thấp và lượng papain phong phú có thể hỗ trợ cơ thể tiêu hóa, thúc đẩy phân giải và hấp thu protein. Hàm lượng vitamin A và C trong đu đủ rất cao, gấp 5 lần dưa hấu và chuối cũng như gấp 48 lần vitamin C có trong táo, vitamin C còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh.
Trái cây hoặc rau củ có màu càng sẫm thì giá trị dinh dưỡng càng cao, phần thịt quả đu đủ có màu đỏ tươi chứa nhiều β-carotene, đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng chống lại các gốc tự do phá hoại tế bào trong cơ thể, khiến cơ thể lão hóa nhanh chóng, cho nên đu đủ cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Đặc biệt là hàm lượng enzyme SOD 3237NU/g trong đu đủ cực kỳ cao, gấp 300 lần nho khô, đây là chất chống lão hóa, làm đẹp da chủ yếu, có tác dụng chống ung thư, ngăn bức xạ. Không những vậy, axit oleanolic trong đu đủ là chất tiêu viêm, sát khuẩn, làm mềm mạch máu mà các loại quả khác khó mà so sánh được. Tục ngữ có câu: mơ ích một, lê ích hai, đu đủ thì có đến 100 công dụng. Vì vậy đu đủ được gọi bằng cái tên “quả trăm tác dụng”, có giá trị dinh dưỡng và y học rất cao.
Đu đủ vị ngọt thơm nhiều nước và có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, B1, B2, C cũng như protein, sắt, canxi, enzyme papain, axit amin và chất xơ… đu đủ gần như đứng hàng đầu trong số các loại quả về lượng chất dinh dưỡng.
>>Tự điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống khiến giới y học phải ngạc nhiên
TAMTHUCNghiên cứu dược lý hiện đại
Nước đu đủ có thể giảm chỉ số thực bào rõ rệt, nâng cao khả năng miễn dịch.
Dung dịch chiết xuất từ đu đủ có tác dụng ức chế ung bướu khá hiệu quả. Thí nghiệm khoa học cho thấy tinh dầu đu đủ và axit hữu cơ có tác dụng ức chế khối u rõ rệt.
Đu đủ có thể giảm enzyme alanine transaminase (ALT) trong huyết thanh cũng như giảm sưng, biến tính, hoại tử và thúc đẩy phục hồi tế bào gan, có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ gan.
Đu đủ còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, có tác dụng kéo dài thời gian tập hợp fibrin (tơ huyết) rõ rệt đối với người bị máu đông.
>> Thuốc Đông y kháng khuẩn không cao, vì sao lại chữa được bệnh nhiễm trùng?
Các loại thức uống như nấm tuyết nấu đu đủ hay sữa đu đủ do có chứa nhiều vitamin A, C và chất xơ nên rất có lợi để làm đẹp da. Ngoài ra, đu đủ cũng là thực phẩm rất tốt giúp tăng vòng một, có thể kích thích tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ, dân gian có một bí quyết đó là nấu đu đủ với giò heo, món này có hiệu quả khá tốt.
Nếu bạn không thích giò heo thì cũng có thể thay bằng cá trắm cỏ, đầu tiên chiên cá cho thơm, sau đó nấu cùng đu đủ xanh, món này cũng cho hiệu quả tương tự. Bên cạnh đó, “canh đu đủ xanh sườn heo, “chè tuyết giáp đu đủ” cũng là những cách kích thích tiết sữa được nhiều người biết đến.
Đu đủ cũng có tính hàn, vì vậy những người bị lạnh bụng, thể hư không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng buồn nôn.
Ngọc Trúc
TAMTHUC
Comment