No icon

nhin-ban-chan-de-doan-biet-tinh-trang-suc-khoe

Nhìn bàn chân để đoán biết tình trạng sức khoẻ

Rất nhiều người sau khi phát hiện chân đau hoặc có gì đó bất thường thì mới bắt đầu để ý, huyệt vị ở chân liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể nhất, được coi là “quả tim thứ 2”, do đó có thể thấy bàn chân quan trọng như thế nào. Bàn chân và thọ mệnh của con người có quan hệ rất mật thiết, chúng ta có thể thông qua quan sát sự thay đổi nhiệt độ, màu sắc của chân để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

Nhìn bàn chân biết thọ mệnh, từ một số phương diện để quan sát sự biến đổi của chân, từ đó đưa ra phán đoán (Ảnh: Pixabay)

1. Màu sắc gan bàn chân

Đông y chú trọng tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – nghe, nhìn, hỏi, sờ), căn cứ vào quan sát những biến đổi bề ngoài để nhận biết những thay đổi trong cơ thể, màu sắc được phản ánh qua da, nhưng nó lại đại biểu cho những thay đổi trong nội tạng, người có sức khỏe bình thường thì bàn chân sẽ có màu ửng hồng, nếu như màu sắc dưới bàn chân có màu đỏ rõ rệt, tức là hình thái phát nhiệt; nếu như bàn chân có màu xanh xao, tức là cơ thể bị lạnh; nếu như màu sắc vàng thấy rõ, tức là gan đang có vấn đề; màu sắc trở nên trắng, ngoài bị lạnh, còn có thể có vấn đề dinh dưỡng không tốt và thiếu máu; còn nếu nhìn thấy bàn chân có màu tím hoặc đen, vậy thì vấn đề đã trở lên nghiêm trọng, điều này có nghĩa là tuần hoàn máu kém. Lúc này cần đến bệnh viện kiểm tra để có phương pháp chữa trị kịp thời.

2. Nhiệt độ bàn chân của người trường thọ

Một số người có thể chất lạnh, tức là ngay cả mùa hè, nhưng nhiệt độ của bàn chân vẫn rất thấp.

“Lạnh sinh ra từ chân” là câu cửa miệng của không ít người khi bước sang mùa đông, là nói cơ thể bị lạnh thường là do phần chân bị lạnh trước. Thực ra, đối với rất nhiều phụ nữ mà nói, thường thường sẽ cảm thấy mùa đông sao mà khó khăn đến thế. Đối với nữ giới thuộc nhóm người có thể hàn, bàn chân có nhiệt độ thấp, tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Đồng thời, bàn chân có nhiệt độ thấp, quá lạnh, cũng là biểu hiện của thận hư, nam giới bị thận hư, nữ giới cũng có thể bị thận hư, khi thận khí không đủ, dương khí không ngừng tản mất, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến điều chỉnh cơ thể. Nhưng khi không còn bị thận hư nữa, khi thận khí đầy đủ sẽ có thể có tác dụng giúp chân giữ được nhiệt độ nhất định.

3. Quan sát móng chân

Sự thay đổi của móng chân cũng là một dạng biểu hiện của sức khỏe. Người có sức khỏe tốt móng chân sẽ có màu hồng, nếu như móng chân có màu sắc nhợt nhạt là biểu hiện của dinh dưỡng không tốt hoặc thiếu máu, trên móng có các vết nhăn ngang dọc, cho thấy cơ thể yếu ớt, sức đề kháng yếu.

4. Ngón chân to

Ngón chân vừa dài, vừa to, bàn chân rộng và dày là tướng của người có thể trường thọ. Ngược lại, ngón chân gầy và nhỏ, bàn chân nhỏ, thường là tướng của người không trường thọ. Đây là do khí huyết và kinh lạc ở bàn chân chúng ta có sự tương đồng, lấy ngón chân út của chúng ta mà nói, bộ vị này bắt nguồn từ thận kinh túc thiếu âm, nếu bộ vị này mà thô và to, dày, cứng, là biểu hiện của thận khí trong cơ thể vô cùng thịnh; tuy nhiên, khi khi ngón chân của chúng ta nhỏ, da mỏng là biểu hiện của thận khí suy yếu nhiều, có thể cho chúng ta thấy thận khí của cơ thể không đủ.

Do đó, chúng ta có thể dựa vào cách quan sát phân biệt ngón chân để phán đoán, khi cảm thấy ngón chân vừa dài vừa to, tức là thận khí trong cơ thể đầy đủ.

Hoạt động chân để nâng cao sức khỏe

Người lớn tuổi có thể thông qua mát xa bàn chân, dùng ngón chân bấm xuống đất để tập luyện  giúp nâng cao sức khỏe.

  1. Đứng thẳng hoặc ngồi, hai chân áp chặt xuống mặt đất, rộng bằng vai, ngón chân bấm xuống đất kết hợp với thả lỏng luân phiên để kích thích kinh lạc.
  2. Tập luyện dùng hai ngón, ba ngón chân để kẹp đồ, sau đó đưa ngón chân lên xuống nhiều lần, đồng thời xoa bóp ngón chân, làm thế có thể kích thích huyệt vị ở chân giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, có thể ăn một số loại trái cây giúp khỏe mạnh và sống lâu

1. Quả lê

Lê tươi non nhiều nước nên còn được gọi là “nước suối tự nhiên”. Có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, sinh nhiều nước bọt, thanh tâm giáng hỏa. Đối với phổi, cuống phổi và đường hô hấp có tác dụng bổ dưỡng rất tốt, còn có thể giúp tiêu hóa, kích thích thèm ăn, lợi tiểu.

2. Quả táo

Táo có vị ngọt mát, có tác dụng dưỡng vị âm, sinh nước bọt chống khát, nhuận phế, được coi là thần bảo vệ sức khỏe của tim mạch. Ăn nhiều táo có thể cải thiện chức năng của hệ thống hô hấp và phổi. Khi công việc căng thẳng, ngửi mùi thơm của táo còn có thể tỉnh táo, giảm bớt trạng thái căng thẳng.

3. Quả hồng

Quả hồng có vị ngọt chát, tính hàn. Hàm lượng vitamin và lượng đường cao hơn nhiều so với trái cây thông thường. Có thể dưỡng phổi, bảo vệ dạ dày; thường xuyên ăn quả hồng, có thể ngăn ho, lợi tràng, trừ nhiệt. Ăn quả hồng lúc bụng đói dễ gây kết sỏi, không tiêu hóa được, do đó, tốt nhất nên ăn quả hồng sau bữa ăn.

4. Quả sơn trà

Sơn trà, hay còn được gọi là quả táo gai, được người dân Trung Quốc và một số nước vùng châu Á rất ưa chuộng. Quả này có tác dụng giảm mỡ máu, chống lão hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch do có hàm lượng vitamin cao, giàu carotene và canxi, v.v. Sơn Trà có tính ngọt chua hơi ấm, làm món khai vị, là vị thuốc tốt giúp tăng cường chức năng tiêu hóa.

5. Táo tàu

Trong táo tàu tươi có chứa nhiều vitamin, nhất là lượng lớn vitamin C, có thể thúc đẩy cholesterol dư thừa trong cơ thể chuyển hóa thành acid mật (Bile Acid Sequestrant Resins). Ngoài ra, táo tàu có vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết, an thần. Tuy nhiên vỏ táo tàu lại gây khó tiêu, do đó tốt nhất là không nên ăn vỏ.

6. Quả lựu

Lựu có vị ngọt chua, hơi chát, có tác dụng chống ô xi hóa, giảm thiểu tích tụ và ô xi hóa cholesterol trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, có tác dụng rất tốt trong điều trị cổ họng bị khô vào đầu mùa thu.

7. Hạt dẻ

Hạt dẻ có tính vị ngọt ấm, đi vào tì, thận, tam kinh, có thể dưỡng vị, kiện tì, bổ thận, khỏe lưng, khỏe gân, hoạt huyết, cầm máu, giảm sưng tấy vết thương, v.v. Trong hạt dẻ còn chứa nhiều axit béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất có tác dụng chống loãng xương, cao huyết áp.

8. Quả kiwi

Quả kiwi chứa hàm lượng vitamin C và E rất cao. Kiwi cũng chứa hàm lượng serotonin rất cao. Đây là một loại hormone có chức năng tiêu hóa và tuần hoàn. Serotonin có tác dụng tăng cường khả năng học tập, ghi nhớ, điều hòa cảm xúc và giúp kiểm soát sự thèm ăn. Serotonin cũng được cho là có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ và làm tăng cường sự tỉnh táo vào buổi sáng. Kiwi giàu chất xơ, tốt cho đường huyết, giúp điều hòa quá trình tiêu hóa và kiểm soát cholesterol.

Thanh Xuân

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/nhin-ban-chan-de-doan-biet-tinh-trang-suc-khoe.html

Comment