No icon

vi-sao-ban-de-bi-benh

Vì sao bạn dễ bị bệnh?

Khả năng miễn dịch thấp sẽ khiến cơ thể bị nhiều loại bệnh xâm nhập, do đó ai cũng muốn tăng cường khả năng miễn dịch cho mình. Vậy những thói quen nào sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch? Và những loại thực phẩm nào có thể giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn?

Những thói quen và thủ phạm làm suy giảm miễn dịch

Ăn ngọt không chỉ tăng cân, mà còn làm giảm đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó. (Ảnh: Pixabay)

Thích ăn đồ ngọt: Nếu như ăn quá nhiều đường sẽ không chỉ gây tăng cân, mà theo “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ”, sau khi đưa vào cơ thể 100g đường, năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu sẽ bị giảm thiểu đáng kể trong vòng 5 giờ đồng hồ sau đó.

Uống quá ít nước: Cơ thể cần một lượng nước lớn để có thể bài xuất độc tố ra ngoài. Lượng nước nhiều ít bao nhiêu thông thường tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, nhưng ít nhất phải đảm bảo uống trên 1 lít nước mỗi ngày. Nếu như nước tiểu có màu vàng nhạt thì chứng tỏ lượng nước uống là bình thường.

Ăn quá nhiều chất béo: Béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến tim hay não bộ mà còn có thể gây rối loạn nội tiết và làm tổn thương năng lực kháng bệnh của hệ miễn dịch. Trên thực tế, những ai có chỉ số BMI (Body Mass Index) trên 40 (béo phì độ 3) thường có nguy cơ mắc bệnh cúm nhiều nhất.

Khoang mũi khô:Dịch mũi thường tạo cho mọi người cảm giác không thoải mái nhưng lại có thể ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập. Nếu mũi khô tạm thời, bạn có thể nhỏ nước nhỏ mũi hoặc dùng máy thổi hơi ẩm. Nhưng nếu mũi bị khô mãn tính, tốt nhất nên đến gặp bác sỹ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Luôn căng thẳng bận rộn:Một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Mỹ chỉ ra rằng, phải chịu áp lực căng thẳng trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể. Ông Philip M Tierno, một giáo sư Đại học New York cũng nhận định, những người bị cảm cúm mà phải làm việc cực khổ căng thẳng sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thường xuyên cảm cúm: Người lớn bị cảm cúm mỗi mùa 1-3 lần, mỗi lần từ 3-4 ngày là bình thường. Nhưng nếu số lần bị cảm cúm và thời gian kéo dài hơn, chứng tỏ năng lực miễn dịch quá yếu, cần phải cố gắng cải thiện thông qua chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục.

Biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Đây là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy của chứng suy giảm miễn dịch: Bạn cảm thấy không muốn làm bất cứ việc gì, động tay chân một chút là thấy mệt mỏi, thậm chí khi đến bệnh viện kiểm tra cũng không mắc bệnh, trở về nghỉ ngơi vài có thể thấy đỡ nhưng qua một thời gian thì tình trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện trở lại.

Liên tục bị cảm lạnh: Nếu như bị cảm lạnh đã trở thành chuyện cơm bữa, hễ thời tiết trở lạnh hay mát mẻ hơn là bạn lại bị hắt hơi, sổ mũi, đến khi mắc cảm lạnh thì mất một thời gian dài mới hết thì chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn có vấn đề.

Lâu lành các vết thương:Các bộ phận cơ thể khi vô tình trầy xước sẽ có thể sưng lên, tấy đỏ, thậm chí mưng mủ nhưng với người bình thường thì vết thương sẽ lành sau khoảng 3-4 ngày. Những ai mà sức miễn dịch yếu thì có thể bị bị sưng tấy trong thời gian dài hơn, đặc biệt là ở các bộ phận như vùng mông hay phần đầu.

Dễ gặp vấn đề về dạ dày và ruột:Khi đi ăn ở nhà hàng, người bình thường có thể không gặp vấn đề gì, nhưng người mà hệ miễn dịch bị suy giảm có thể sẽ bị tiêu chảy hay nôn mửa, khó chịu trong người.

Những loại thực phẩm giúp đề cao khả năng miễn dịch

Bưởi có thể giúp tinh thần và tâm trí bạn trở nên tỉnh táo, dễ chịu. (Ảnh: Pixabay)

Bưởi:Bưởi rất giàu vitamin C, cũng như một số lượng lớn chất flavonoid có thể làm tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, cũng giúp phòng tránh một số bệnh như cảm cúm hay cảm lạnh. Ngoài ra, bưởi giúp tinh thần và tâm trí bạn trở nên tỉnh táo, dễ chịu.

Quả cây cơm cháy: Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, quả cây cơm cháy có tác dụng phòng tránh cảm lạnh. Ngoài ra, loại quả này cũng rất giàu các chất chống ô-xy hóa giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, đặc biệt là tiêu diệt các virus cúm cũng như giúp người bị cảm cúm phục hồi nhanh hơn.

Quả cây cơm cháy có tác dụng phòng tránh cảm lạnh

Nấm trắng:Nấm rất giàu khoáng chất selen cũng như các chất chống ô-xy hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ miễn dịch, có thể kháng virus, kháng khuẩn và kháng u. Nếu như lượng chất selen trong cơ thể quá thấp thì nguy cơ mắc cảm lạnh thường sẽ tăng lên. Ngoài ra, nấm còn có chứa nhiều vitamin B, riboflavin và niacin, những chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch.

Hạnh nhân:Hạnh nhân là một trong những loại hạt giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị stress. Cứ mỗi 1/4 chén hạnh nhân có thể giúp bổ sung 50% lượng vitamin E cơ thể cần mỗi ngày. Hạt hạnh nhân cũng rất giàu chất riboflavin, niacin và vitamin B giúp tăng sức đề kháng đáng kể.

Dưa hấu:Dưa hấu chín có chất chống ôxy hóa và glutathione giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kháng lại một số bệnh truyền nhiễm. Vỏ dưa lại có tính hàn, nên trong Đông y thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc trị nóng trong và táo bón.

Tỏi bóc vỏ, và nấu trong vòng 15 đến 20 phút có thể kích hoạt các enzym giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh: Pixabay)
TAMTHUC

Tỏi: Tỏi có chứa một số chất chống ô-xy hóa, giúp kháng vi khuẩn xâm nhập tấn công hệ miễn dịch, đồng thời có thể tiêu diệt H. pylori, một loại vi khuẩn gây ra viêm loét và ung thư dạ dày. Tỏi sau khi bóc vỏ và nấu trong vòng 15-20 phút có thể kích hoạt các enzym giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch?

Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi:Không nên quá lao lực vào công việc, cần phải kết hợp với nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Sự hoạt động bình thường của đồng hồ sinh học cơ thể chính là bảo chứng cho sức khỏe mỗi người, nếu như đồng hồ sinh học này bị vận hành sai thì sẽ dẫn đến những vấn đề bệnh tật. Do đó, chế độ làm việc và nghỉ ngơi nhất định phải đảm bảo điều độ.

Tập thể dục thường xuyên: Người hiện đại trong nhịp sống đô thị náo nhiệt hiện nay luôn bận rộn với công việc và thời gian rèn luyện thể chất ngày một ít đi. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ rằng, tăng cường vận động sẽ giúp tăng năng lực đề kháng bệnh tật.

Tăng cường vận động sẽ giúp tăng năng lực đề kháng bệnh tật. (Ảnh: Pixabay)

Dành thời gian cho các đam mê sở thích:Những sở thích này trên thực tế có rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp người ta tu thân dưỡng tính, mà còn có thể duy trì năng lượng cũng như điều trị tâm lý bệnh tật. Nhiều người có thể cảm thấy thư thái hơn sau khi chăm sóc cây cảnh hoặc nuôi cá cảnh, chim cảnh…

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu:Các bác sĩ đã chứng minh rằng, hút thuốc lá gây hại rất lớn cho cơ thể, chẳng hạn như dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, giảm cung cấp máu đến các bộ phận thân thể, từ đó còn làm suy giảm lượng chất dinh dưỡng và ô-xy. Đặc biệt, với những người bị viêm niêm mạc đường hô hấp, hút thuốc sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu như bỏ hút thuốc và giảm uống các chất có cồn chính là một cách quan trọng giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Đảm bảo sức khỏe tinh thần: Khi gặp áp lực, nên bình tĩnh không quá căng thẳng, hãy coi đó như một phần tất yếu của cuộc sống và xem nhẹ nó. Để thân thể khỏe mạnh thì trước hết cần đảm bảo rằng tinh thần bạn cũng phải mạnh khỏe.

Cốc Vũ

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/lam-nao-de-tang-cuong-mien-dich-anh.html

Comment