No icon

luyen-khi-cong-co-the-giup-co-the-khoe-manh-va-tre-lau

Luyện khí công có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu

Khí công là một loại công pháp thông qua kết hợp điều tâm, điều tức và điều thân mà tự rèn luyện cả tâm lẫn thân. Thông qua luyện khí công có thể bồi dưỡng và tăng cường nguyên khí, bổ sung khí cho tạng phủ, giúp thông kinh hoạt lạc, từ đó nâng cao khả năng điều tiết, cải thiện tố chất thân thể, phát huy hết tiềm lực của cơ thể người. Vô số người đã được trải nghiệm công hiệu phòng bệnh trị bệnh, phục hồi sức khỏe và mở rộng tâm trí của khí công.

Thiền giúp duy trì sự bình an nội tâm. Hình ảnh cho thấy tập bài thứ năm của các bài tập Pháp Luân Công. (Jeff Nenarella/Epochtimes.com)

Bởi vì khí công có thể điều chỉnh toàn diện cả tâm lẫn thân của con người, nên nó có thể giúp người ta luôn bảo trì trạng thái bình hòa về cả tâm lý hay sinh lý, luôn thể hiện sức sống thanh xuân, biểu hiện bên ngoài luôn trẻ trung rạng rỡ, tóc ít bị bạc, mắt cũng không bị mờ đục, tai không bị kém đi, răng lại càng không lung lay… Cho dù người ta tìm đến khí công để chữa bệnh hay để giữ cho ngoại hình trẻ lâu, thì đều khởi tác dụng rõ rệt.

Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, tiểu đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu…

Vậy rốt cuộc khí công thông qua điều tâm, điều tức điều thân để đạt được mục đích duy trì sức khỏe hoặc dưỡng nhan như thế nào?

1. Điều tâm

Điều tâm, chính là chỉ việc rèn luyện về ý niệm. Hoạt động ý niệm của con người, cũng chính là tác dụng tâm thần, do đó điều tâm còn gọi là tồn thần, ngưng thần, dưỡng thần. Thông qua luyện công có thể khiến tâm thần an tĩnh, từ đó các cơ quan phát huy hết tác dụng của mình, khiến thân thể trở nên khỏe mạnh hơn, trái tim khỏe mạnh còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Do đó sau khi luyện công, sắc diện có thể hồng hào hơn.

Y học hiện đại cũng nhìn nhận, 50-80% bệnh tật của con người sinh ra do yếu tố tinh thần. Rất nhiều căn bệnh ngoài da làm ảnh hưởng đến nhan sắc như nám da, mụn trứng cá, tóc bạc màu, da dầu… đều có liên quan đến cảm xúc. Chức năng điều tâm của khí công, có thể khiến tình cảm cảm xúc con người an định hơn. Làm được như vậy thì “chân khí” không bị nhiễu loạn, lục phủ ngũ tạng hoạt động điều hòa, “tà khí” từ bên ngoài không thể xâm nhập vào cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh tật không thể phát sinh, cơ thể được khỏe mạnh và tuổi thọ kéo dài.

2. Điều tức

Điều tức chỉ việc rèn luyện hô hấp và khí bên trong thân thể. Hoạt động hô hấp ở mỗi người đều do cá nhân tự chủ, nhưng thông qua rèn luyện, có thể tiến hành kiểm soát và phát huy tác dụng tốt hơn.

Hô hấp của con người là do phổi làm chủ, nhưng khí từ tự nhiên không đủ để bổ sung cho chân khí, nên nếu biết điều tức, có thể thúc đẩy khí huyết vận hành đều ở toàn thân, từ lục phủ ngũ tạng cho đến tứ chi đều sung mãn.

Khí huyết sung thịnh thì con người sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh, dung sắc cũng không bị ảnh hưởng qua thời gian, tóc cũng không chuyển sang màu bạc. Khí đóng một vai trò quan trọng đối với dung mạo một người. Việc khí thịnh hay suy có ảnh hưởng đến sắc diện, chẳng hạn như khí thịnh thì sắc mặt sẽ sáng sủa, có thần thái. Điều tức của khí công chính là điều khí, bổ sung khí, do đó mà rèn luyện khí công có thể khiến sắc mặt trở nên trẻ đẹp hơn, đạt được hiệu quả hơn cả việc sử dụng mỹ phẩm.

3. Điều thân

Điều thân chỉ việc rèn luyện các động tác hoặc tư thế. Các bộ động tác luyện công có rất nhiều, đa dạng hình thái, nhưng luôn có một yêu cầu chung, chính là làm sao cho lưu thông khí huyết trong cơ thể thuận lợi nhất, giúp ngũ tạng an hòa.

Sau khi tập các động tác xong, nên chú ý điều chỉnh ngũ quan đạt tới hàm nhãn quang, ngưng nhĩ vận, điều tị tức, giam thiệt khí và khinh hợp xỉ. Bởi vì ngũ quan có liên quan đến khí ngũ tạng, ngũ tạng lại có liên quan đến ngũ thần, do đó khi luyện động tác xong, cần phải cố gắng sao cho ngũ quan, ngũ tạng và ngũ thần tương hợp thì sẽ khởi tác dụng tốt nhất.

Thanh Xuân

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/luyen-khi-cong-co-giup-co-khoe-manh-va-tre-lau.html

Comment