No icon

dau-hieu-va-nhung-thoi-quen-dan-den-benh-gan

Dấu hiệu và những thói quen dẫn đến bệnh gan

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng tạo máu và giải độc, các thói quen sống như uống rượu, hút thuốc, thức khuya sẽ làm gan tổn thương, sớm lão hóa. Nếu cơ thể có các biểu hiện như dưới đây thì bạn có thể có vấn đề về gan và cần đến bác sĩ kiểm tra.

Người bị căng thẳng, trầm cảm, dễ làm tổn thương gan (Ảnh: Pixabay)

Dấu hiệu bệnh gan

1. Tăng mụn trứng cá

Nếu bạn bất ngờ có nhiều mụn trứng cá, hãy cẩn thận có thể có bệnh về gan. Nội tiết tố thể vàng (progesteron) trong cơ thể đóng vai trò trong việc tiết chất bã nhờn da, trong khi gan có thể ảnh hưởng đối với nội tiết tố thể vàng, điều chỉnh cân bằng nội tiết tố thể vàng. Khi gan suy giảm khả năng sẽ làm da tăng tiết bã nhờn, cuối cùng gây ra mụn trứng cá.

2. Mọc nốt ruồi đỏ

Sự xuất hiện của nốt ruồi đỏ, từ góc nhìn y khoa có thể chỉ đơn thuần là “mụn máu”, cũng có thể là “nốt nhện” (spider angioma). Hầu hết các trường hợp xuất hiện nhiều nốt nhện là do xơ gan: Gan không chuyển hóa được estrogen trong máu nên tăng estrogen trong máu (nhiều nốt). Vì vậy, nốt nhện là tiếng chuông cảnh báo bị suy gan, nếu phát hiện có nốt nhện thì hãy sớm đến bác sĩ kiểm tra.

Gan có “ba sợ”

1. Căng thẳng, trầm cảm

Theo Trung y, trong ngũ tạng, gan chủ về nộ (tức giận), gan ưa khơi thông. Khi tức giận thì khí xung lên đầu, phần dưới cơ thể bị hụt khí gây tổn thương. Nếu chúng ta thường xuyên căng thẳng, trầm uất, khí sẽ không được vận hành bình thường, làm gan tổn thương.

2. Thức qua đêm

Thường xuyên thức khuya hoặc thâu đêm gây thiếu ngủ, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, ảnh hưởng đến việc phục hồi cho gan vào ban đêm. Từ 23:00-02:00 hàng ngày, khí huyết gan vượng nhất, là thời gian tốt nhất dưỡng máu gan, cũng là thời gian gan bắt đầu giải độc. Tuy nhiên, việc giải độc gan cần được thực hiện trong khi ngủ. Nếu thức thì gan không thể hoàn tất thải độc tố, không thể tạo máu mới, cứ như vậy theo thời gian dài sẽ làm thiếu máu gan, tế bào gan bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng, làm hại cơ thể.

3. Tẩm bổ bừa bãi

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ con mình thiếu chất dinh dưỡng nên cho dùng quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, làm thế là nguy hại cho cơ thể, vì cơ thể khó hấp thụ các loại thức ăn quá béo và nhiều dầu mỡ, dễ gây viêm gan. Thức ăn không nên ăn tùy tiện, thuốc uống càng như vậy, suy cho cùng thì “thuốc có ba phần độc”, nhiều loại thuốc cần phải được qua gan chuyển hóa. Việc lạm dụng thuốc sẽ tạo gánh nặng lên gan, dễ làm gan tổn thương.

Những loại thực phẩm nên hạn chế

1. Thực phẩm cay, kích thích

Thực phẩm cay, gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng axit dạ dày, làm tăng gánh nặng cho gan, đặc biệt là đối với người bị bệnh gan thì càng nguy hại, có thể làm chảy máu đường hô hấp, vì vậy nên ăn cay cũng như thực phẩm kích thích (ớt, tiêu, dầu mè, mù tạt..) sao cho hợp lý.

2. Thực phẩm hun khói, nướng, quay

Những loại thực phẩm chế biến kiểu này thường chứa benzopyrene gây ung thư, vì thế nên dùng hạn chế.

3. Đồ ngọt

Dùng quá nhiều đường, phần dư thừa sẽ chuyển thành chất béo tích trữ trong gan, gây gánh nặng chuyển hóa cho gan. Đồng thời, tích tụ chất béo có thể gây chứng béo phì, một trong những nguồn gốc của nhiều bệnh tật. Có câu “Người béo thì gan béo trước” là vậy.

Thói quen nguy hại nhất

1. Thành phần hoá học của “dầu thực vật”

Trong các loại dầu để quá lâu thường có thành phần hóa học làm đột biến kết cấu protein, khiến các tế bào của protein đột biến bị mất khả năng bình thường, biến thành tế bào ung thư giai đoạn đầu. Ngoài ra còn có thành phần hóa học thúc đẩy lão hóa diễn ra nhanh hơn.

2. Hãy cẩn thận nấm mốc

Có những người quá tiết kiệm, khi thấy thực phẩm mốc thì họ loại bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại. Cách làm này có thể tránh được nguy hại của nấm mốc không? Không ổn chút nào. TAMTHUC

Vài cách chăm sóc sức khoẻ gan

1. Trà gan

Dùng phối hợp các thành phần như rễ sắn, kiều mạch, bụp giấm (đay Nhật), rau diếp xoăn, thảo quyết minh, lá dâu, câu kỷ, cam thảo, điều chế thành trà để pha nước uống, giúp làm mát gan, loại độc gan, ngăn ngừa tổn thương gan.

Câu kỷ có chứa polysaccharide, có tác dụng bảo vệ gan, có thể làm giảm alanine transaminase huyết thanh, tăng khả năng phục hồi cho gan. Nghiên cứu phát hiện, câu kỷ có thể ức chế tích tụ chất béo trong các tế bào gan, thúc đẩy sản sinh tế bào gan mới.

Thảo quyết minh vị đắng, ngọt và mát, làm mát gan, trừ phong ẩm, bổ thận. Pha thảo quyết minh với nước để uống có công dụng mát gan, giảm cân, giải độc.

2. Canh táo đỏ

Theo sách Hoàng đế nội kinh, táo đỏ có tác dụng ích khí, dưỡng thận, bổ máu, an thần, làm dịu áp lực cho gan. Táo đỏ giàu adenosine monophosphate vòng, catechin, có tác dụng hạ huyết áp và ngừa ung thư, là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời. Dược lý học hiện đại cũng phát hiện táo đỏ làm tăng monocytes trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng gan, tăng cường thể lực.

3. Ấn huyệt thái xung

Vị trí huyệt Thái Xung

Huyệt thái xung là huyệt của gan, xoa bóp thường xuyên có thể khơi thông kinh lạc, thông khí huyết gan, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên khi ấn nên tránh dùng lực quá mạnh, mỗi lần ấn thời gian từ 4 – 5 phút là được, sau khi làm xong thì uống nước để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Thanh Xuân

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/dau-hieu-va-nhung-thoi-quen-dan-den-benh-gan.html

Comment