nhung-kien-thuc-sai-lam-ve-thuc-pham-tot-cho-suc-khoe
Những kiến thức sai lầm về thực phẩm tốt cho sức khỏe
- bởi tamthuc --
- 01/04/2018
Về phương diện ăn uống, chúng ta cần thận trọng đối với các trào lưu, vì thông thường phía sau các xu hướng dinh dưỡng mang tính trào lưu đều do ngành công nghiệp thực phẩm tuyên truyền, thậm chí họ cũng sử dụng những người gọi là “chuyên gia” để tăng tính thuyết phục. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến liên quan đến ăn uống cần được “xét lại”.
1. Chất béo chuyển hoá nhân tạo là an toàn
Bạn có biết chất béo chuyển hóa nhân tạo (trans fatty acids, TFA) được tạo ra như thế nào? Dầu thực vật lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao và quá trình hydro hóa trong bể kim loại để biến thành dạng bùn rắn ở nhiệt độ phòng. Các nghiên cứu cho thấy nó có hại cho cơ thể người và có liên quan mật thiết đến tình trạng gia tăng nhanh bệnh tim.
2. Muốn giảm cân nên ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi 2 – 3 giờ ăn một lần
Các nghiên cứu đã chỉ ra, phương pháp ăn nhiều lần (mặc dù mỗi lần chỉ ăn lượng nhỏ) không ảnh hưởng đến đốt chất béo hoặc trọng lượng cơ thể. Cách tiếp cận đúng là: ăn một ít đồ ăn (đảm bảo thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng), và đợi cho đến khi cảm thấy đói hãy ăn lại.
3. Thông tin dinh dưỡng từ truyền thông chính thống là nguồn tin cậy
Đôi khi các phương tiện truyền thông chính thống chỉ công bố một số thông tin phù hợp với khẩu vị của họ, trong khi các kết quả thực nghiệm mâu thuẫn thì bị bỏ qua, thậm chí nhiều khi thông tin đăng tải sau lại mâu thuẫn với thông tin trước đã đăng.
4. Thịt có thể thối rữa trong ruột kết
Đây là quan điểm sai lầm. Cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng trong thịt. Trước tiên axit dạ dày sẽ phân giải protein trong thịt, protein sau khi được phân giải sẽ đi vào ruột non, sau đó tiếp tục được enzyme tiêu hóa loại mạnh phân giải tiếp, protein và các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể thông qua bức tường đường tiêu hóa, sẽ không để lại bất kỳ lượng thịt dư thừa nào trong ruột kết để bị thối rữa.
5. Trứng không phải là thực phẩm lành mạnh
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết cholesterol trong máu không phải vì ăn lòng đỏ trứng mà tăng cao. Thực tế, trứng gà không gây bất kỳ hiệu ứng nguy hiểm nào đối với sức khỏe tim mạch. Trứng gà là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, và các chất dinh dưỡng đều nằm trong lòng đỏ trứng, việc bỏ đi lòng đỏ trứng hoặc kiên quyết không ăn trứng là sai lầm lớn trong chế độ dinh dưỡng.
6. Đồ uống có đường không gây béo phì
Bộ não không sử dụng đường làm nguồn cung cấp năng lượng, vì thế đối với cơ thể, bất cứ lượng đường nào đều là lượng calo dư thừa, nó chỉ có thể biến thành mỡ. Tất cả thức ăn vặt và thức uống có đường đều là loại thực phẩm dễ gây béo phì.
7. “Ít chất béo” là tốt cho sức khỏe
Ăn uống “ít chất béo” là một trong những ví dụ thất bại thảm hại trong hướng dẫn dinh dưỡng của giới truyền thông dòng chính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cho dù mục đích để giảm cân hay kiểm soát bệnh tật, ăn uống quá ít chất béo là không tốt, nghiêm trọng hơn là việc tuyên truyền ăn ít chất béo dẫn đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm đường để tăng hương vị. Thực phẩm ít chất béo trong thiên nhiên là có lợi cho sức khoẻ (như trái cây và rau các loại), nhưng thực phẩm chế biến có gắn nhãn “ít chất béo” thường chứa các thành phần khác có hại cho sức khoẻ.
8. Nước trái cây tốt hơn thức uống có đường
Nhiều người nghĩ rằng nước trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nghe có vẻ hợp lý vì chúng có nguồn gốc từ trái cây. Nhưng đây là nhận thức sai lầm, vì thực tế thì hàm đường trong nước trái cây không khác gì hàm lượng đường trong thức uống có đường (ví dụ: Coke)! Do thiếu chất xơ và không phải nhai, khiến trong một khoảng thời gian rất ngắn người dùng sẽ tiêu hóa một lượng đường lớn. Một ly nước cam có chứa hàm lượng đường của hai quả cam. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh những vấn đề sức khoẻ do đường thì cũng nên tránh uống nước trái cây.
Thanh Xuân
TAMTHUC
Comment