nguyen-nhan-va-hiem-hoa-cua-chung-tieu-nhieu-va-tieu-gap
Nguyên nhân và hiểm họa của chứng tiểu nhiều và tiểu gấp
- bởi tamthuc --
- 07/04/2018
Tiểu nhiều (frequent urination) là chỉ về số lần tiểu tiện quá nhiều, nhưng tổng lượng nước tiểu trong ngày nhìn chung vẫn như khi còn bình thường. Tiểu gấp (urgent micturition) có nghĩa là khi mắc tiểu phải khẩn trương xả tiểu vì kiềm chế khó khăn, tiểu gấp thường xuất hiện cùng tiểu nhiều và tiểu đau (urodynia).
Chứng tiểu nhiều vào ban đêm làm phiền giấc ngủ, có ảnh hưởng nhất định đến đời sống. Như vậy nguyên nhân tiểu nhiều và tiểu gấp là gì?
1. Tăng lượng nước tiểu
Trong trường hợp bình thường, nếu uống quá nhiều nước hoặc ăn loại đồ ăn nhiều nước (ví như dưa hấu hay uống bia…), do trong một thời gian ngắn cơ thể hấp thu vào lượng nước nhiều nên lượng nước tiểu cũng tăng lên, xuất hiện tình trạng tiểu nhiều và tiểu gấp. Một số người bệnh như tiểu đường hoặc đái tháo nhạt (diabetes insipidus) thì lượng tiểu cũng sẽ tăng lên, nhưng nói chung không cảm thấy khó chịu khi tiểu.
2. Kích thích do chứng viêm
Nếu bị viêm bàng quang, thần kinh trung ương kiểm soát việc đi tiểu được kích thích, ở trong trạng thái bị kích thích kéo dài sẽ xuất hiện tình trạng tiểu nhiều và tiểu gấp. Khi chứng viêm kích thích gây tiểu nhiều và tiểu gấp thì thường cũng xuất hiện chứng tiểu đau.
3. Kích thích không do chứng viêm
Sỏi đường tiết niệu và dị vật đường tiết niệu cũng có thể gây kích thích đường tiết niệu, biểu hiện ra ngoài chủ yếu là hay mắc tiểu.
4. Giảm sức chứa của bàng quang
Nếu bị bệnh liên quan đến bàng quang làm giảm sức chứa của bàng quang (chẳng hạn như sỏi bàng quang, hạch bàng quang) sẽ dẫn đến giảm sức chứa của bàng quang, kéo theo là các triệu chứng như tiểu nhiều và tiểu gấp. Nữ giới trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến khả năng chứa của bàng quang.
5. Do bệnh tinh thần
Bệnh tiểu nhiều và tiểu gấp cũng có thể xảy ra ở những người chịu căng thẳng tinh thần cao.
Nguyên nhân tiểu nhiều đối với nam
Tăng lượng nước tiểu
Về mặt sinh lý, khi lượng nước trong cơ thể gia tăng (chẳng hạn như uống nhiều nước, ăn dưa hấu, uống bia…), cùng với vai trò điều tiết của thận, khi lượng nước cơ thể tăng thì số lần đi tiểu cũng tăng theo. Về phương diện bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt khiến uống nước nhiều kéo theo lượng nước tiểu cũng nhiều, số lần đi tiểu sẽ tăng nhưng không có cảm giác khó chịu khi tiểu.
Chứng viêm gây kích thích
Khi bàng quang bị viêm, trung tâm ý thức tiết niệu ở trạng thái bị kích thích, dẫn đến hay mắc tiểu tiện và giảm lượng nước tiểu. Do đó, đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng quan trọng của viêm bàng quang, đặc biệt rõ ràng hơn đối với viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang do kết hạch. Những trường hợp khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm âm đạo cũng dễ gây mắc tiểu thường xuyên.
Rối loạn chức năng tiểu tiện
Một số nguyên nhân như chứng viêm có thể làm cơ vòng niệu đạo co rút quá độ, gây tắc nghẽn bàng quang khiến nước tiểu còn sót lại, dòng chảy của nước tiểu quay ngược lại tuyến tiền liệt, không chỉ đưa mầm bệnh trở vào cơ thể, maf còn gây kích thích tuyến tiền liệt, dẫn đến “viêm tuyến tiền liệt tính hóa học” làm tiểu tiện không bình thường và đau ở vùng xương chậu. Có rất nhiều bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt làm thay đổi niệu động học (urodynamics) khác nhau, như: giảm tốc độ dòng chảy nước tiểu, cản trở đường tiết niệu, cơ vòng niệu đạo rối loạn.
Kích thích không do viêm
Chẳng hạn như bị sỏi đường tiết niệu, dị vật, thông thường biểu hiện chủ yếu là tần suất lần tiểu nhiều hơn bình thường.
Giảm dung lượng bàng quang
Chẳng hạn như bệnh gây chiếm dụng không gian bàng quang, kết hạch gây co bàng quang hoặc bàng quang kết hạch lớn.
Liên quan đến thần kinh
Thường xuyên đi tiểu vào ban ngày, hoặc trước khi đi ngủ vào ban đêm, thường gặp ở người bị tinh thần căng thẳng hoặc bệnh nhân thần kinh. Trường hợp này cũng có thể gây tình trạng tiểu gấp, tiểu đau.
Nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu
Do kích thích của chứng viêm tạo ra một loạt các triệu chứng khó chịu khác ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống: như đau thắt lưng và mông, tiểu không hết, tiểu đêm nhiều lần.
Ảnh hưởng đến sinh sản
Có thể gây vô sinh ở nam giới. Viêm mạn tính làm thay đổi thành phần dịch tuyến tiền liệt khiến chức năng bài tiết tuyến tiền liệt bị ảnh hưởng, kéo theo ảnh hưởng đến thời gian hóa lỏng tinh dịch, có thể dẫn đến vô sinh đối với nam.
Nhiễm cho người bạn đời
Viêm tuyến tiền liệt có thể lây sang người vợ, đặc biệt là viêm tuyến tiền liệt do nhiễm phải một số vi khuẩn đặc biệt gây ra (như viêm tuyến tiền liệt do khuẩn chlamydia, hoặc mycoplasma).
Dẫn đến rối loạn nội tiết
Trong tình huống bình thường, tuyến tiền liệt có thể tiết ra nhiều loại chất hoạt tính. Vì thế khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ làm rối loạn nội tiết, có thể kéo theo suy nhược thần kinh, tinh thần bất thường; cũng có thể gây các triệu chứng như mất ngủ hay mơ nhiều, suy nghĩ chậm chạm, chóng mặt, trí nhớ suy giảm.
Thanh Xuân
TAMTHUC
Comment