dua-dung-lau-bi-moc-co-the-gay-ung-thu
Đũa dùng lâu bị mốc có thể gây ung thư?
- bởi tamthuc --
- 06/05/2018
Đũa là vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt nói riêng cũng như người châu Á nói chung, nhưng rất nhiều người một khi dùng là cả năm, thậm chí mấy năm mà không thay, có thông tin nói đũa gỗ hoặc đũa tre nếu dùng quá nửa năm có thể sinh vi khuẩn, thậm chí có thể dẫn đến ung thư, điều này có đúng không?
Theo chuyên gia y tế, bản thân đũa gỗ hoặc đũa tre không thể tự sinh ra nấm aspergillus flavus, nhưng tinh bột thực phẩm dư thừa có thể vẫn dính trên đũa không được rửa sạch hoặc các kẽ hở trên đũa gỗ, đũa tre, lâu dần có thể sinh ra độc tố aflatoxin ảnh hưởng đến sức khỏe.
Độc tố aflatoxin là gì?
Độc tố aflatoxin là sản vật đào thải thứ cấp được sinh ra do 2 loại nấm là nấm aflatoxin và aspergillus. Nó tồn tại ở trong đồ ăn và nông sản, như trong các chế phẩm gia công sữa tươi, bột mì, bột gạo, hoặc là đậu phộng, ngũ cốc.
Độc tính của độc tố aflatoxin gấp 68 lần thạch tín hoặc gấp 10 lần kali xyanua, chỉ cần 1mg aflatoxin cũng đủ gây ung thư. Hiện tại, Viện nghiên cứu Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới phân độc tố aflatoxin là loại chất gây ung thư hàng đầu, có độc tính cao và gây ung thư đối với gan. Do đó, nếu sử dụng đũa bị mốc thường xuyên và trong thời gian dài, tỉ lệ mắc ung thư gan cao hơn so với người bình thường.
Làm thế nào để phòng tránh
Kiến nghị sử dụng đũa làm bằng kim loại. Bên cạnh đó, nếu đũa xuất hiện những vết đốm khác với ban đầu có nghĩa là đũa đã bị biến chất và có nấm mốc, do đó đũa gỗ hoặc đũa tre tốt nhất nên thay sau nửa năm sử dụng.
Ngoài ra, cũng cần chú ý thường xuyên rửa sạch và tẩy độc đũa trong nhà:
1. Bình thường khi rửa đũa cần ngâm trước để làm mềm các thức ăn bám vào đũa, từ đó sẽ dễ dàng rửa sạch. Tốt nhất mỗi người nên có đũa của riêng mình.
2. Nếu là đũa gỗ, đũa nhựa chịu nhiệt, sau khi rửa xong có thể cho vào lò vi sóng khoảng 3 phút để dùng nhiệt độ sát khuẩn. Hoặc mỗi tuần cho vào nước sôi ngâm khoảng nửa tiếng.
3. Chuẩn bị một tấm vải lau đũa, mỗi lần rửa sạch xong dùng tấm vải này để lau khô, sau đó mới để đũa lên giá để hong khô. Cuối cùng dựng đứng đầu đũa lên trên giỏ đựng đũa. Chú ý giỏ đựng đũa cần đặt ở nơi khô ráo thông gió để tránh vi khuẩn sinh sôi.
Thanh Xuân
TAMTHUC
Comment