No icon

kham-pha-vuong-quoc-nho-nhat-the-gioi-dao-tavolara

Khám phá “vương quốc nhỏ nhất thế giới”: Đảo Tavolara

Nằm ngoài khơi bờ biển Sardinia, Italy là hòn đảo nhỏ Tavolara chỉ dài 5 km và rộng 1 km. Khu vực sinh sống của hòn đảo này là một dải đất hẹp đối diện với bờ biển Ý.

Không có gì bất thường về đảo Tavolara so với các hòn đảo biệt lập khác ở vịnh Olbia, ngoại trừ việc hòn đảo này là một “vương quốc nhỏ nhất thế giới”. Tuy nhiên, lịch sử của vương quốc này lại khá ‘kỳ quặc’.

vương quốc nhỏ nhất thế giới
Đảo Tavolara tự hào là một vương quốc. (Ảnh: www.laglientu.com)

Vào năm 1807, một người đàn ông đến từ Genoa, Italy tên là Giuseppe Bertoleoni đã lên hòn đảo này. Ông chạy trốn khỏi Genoa vì bị cáo buộc lấy 2 vợ. Bertoleoni nghĩ rằng ông có thể thoát khỏi sự phán xét và giám sát của cộng đồng bằng cách sống trên đảo với 2 người vợ cùng con cái của họ.

Gia đình Giuseppe Bertoleoni. (Ảnh: Amusing Planet)

Khi lên đảo, Bertoleoni tuyên bố ông là vua của nơi này. Sau đó, ông giải thích rằng ông có quyền làm vậy bởi vì danh nghĩa này đã được trao cho ông thông qua lời nói của Carlo Alberto – vua bờ biển Sardinia, trong khi họ cùng nhau đi săn trên hòn đảo này vào năm 1836.

Vào năm 1807, Giuseppe Bertoleoni đã đi đến hòn đảo này. (Ảnh: Amusing Planet)

Tại thời điểm đó, không ai bàn cãi về câu chuyện khó tin của Bertoleoni, cũng có lẽ vì đảo Tavolara không phải là một lãnh thổ được ưa thích cho lắm.

(Ảnh: Roberto Mura (Wikimedia Commons)

Từ khi thành lập “Vương quốc Tavolara”, Bertoleoni và gia đình ông đã cai trị hòn đảo. Họ không có người quản lý nào khác ngoại trừ chính mình.

(Ảnh: ansmartie/Flickr)

Bảy thế hệ của gia đình Bertoleoni đã sinh sống trên đảo. Họ kiếm sống bằng cách nuôi dê, cá, chăn nuôi và bán đồ lưu niệm cho khách du lịch. Họ cũng xây một nhà hàng trên đảo.

Nhiều du khách cảm thấy hứng thú với hòn đảo này. (Ảnh: Simone Zucchelli/Flickr)

Khi Bertoleoni qua đời vào những năm 1840, con trai cả Paolo của ông đã trở thành vua, được gọi là Paolo I. Chính phủ Ý cho biết là đã thừa nhận vương quốc này vì họ phải trả cho Paolo 12.000 đồng Lia để có thể xây dựng một ngọn hải đăng ở cuối phía đông bắc của hòn đảo.

Khi Paolo qua đời vào năm 1886, Carlo I đã kế nghiệp ông. Khi Carlo I qua đời vào năm 1928, con trai ông Paolo II bắt đầu ‘triều đại’ của mình.

Đặc điểm nổi bật của hòn đảo: núi đá vôi cao 565 m. (Ảnh: Ross Huggett/Flickr)

Trong năm 1934, chủ quyền của gia đình Bertoleoni được cho là đã chính thức chấm dứt khi hòn đảo được chính phủ Ý sáp nhập. Nhưng gia đình này vẫn tự coi mình là những vị vua cai trị Tavolara. Paolo II qua đời vào năm 1962.

Ngày nay, tộc trưởng của gia đình Bertoleoni là Tonino. Ông đã lên kế hoạch để chủ quyền của gia đình được chính phủ Ý công nhận, ông muốn nơi này có thể trở thành một vương quốc chính thức một lần nữa, nhưng ông không cảm thấy áp lực về việc này.

Ông Tonino Bertoleoni. (Ảnh: Riccardo Finelli)

“Vua Tonino” là một người đàn ông đơn giản, ông thường dành thời gian để câu mực hoặc làm vườn. Ông sống trong một ngôi nhà gỗ vững chãi trên đảo. Theo một bài báo của BBC nhận xét: “Ngôi vị của ông cai quản 11 cư dân bán thường trú, 100 con dê núi nhanh nhẹn và một vài loài chim ưng quý hiếm sống trên đỉnh núi đá vôi cao 565m của hòn đảo”.

Nhà hàng duy nhất trên đảo là Re di Tavolara. (Ảnh: Realy Easy Star/Alberto Maisto/Alamy)
Bến tàu Tavolara. (Ảnh: Realy Easy Star/Alberto Maisto/Alamy)
TAMTHUC

Theo BBC, trong 40 năm qua, nhà vua “đã đích thân hộ tống khách du lịch đến thăm dinh thự của gia đình – đầu tiên bằng thuyền chèo, và bây giờ là một chiếc phà đi từ Porto San Paolo đến Sardinia khoảng 25 phút”.

Mộ hoàng gia ở đảo Tavolara. (Ảnh: Mikołaj Kirschke (Wikimedia Commons)

Ông Tonino cho biết: “Gia đình tôi có thể có một quá khứ đẹp, nhưng chúng tôi làm việc chăm chỉ và sống đơn giản, giống như mọi người khác”. Ông nói thêm rằng hòn đảo tự nó rất phù hợp cho một vị vua. Ông nói: “Đối với tôi, được sống ở đây là một đặc quyền. Ai còn cần một chiếc vương miện khi bạn đã có một cung điện kia chứ?”

Theo Elitereaders
Hoàng Vũ

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/du-lich/kham-pha-vuong-quoc-nho-nhat-gioi-dao-tavolara.html

Comment