-dieu-nguoi-co-dai-lam-duoc-gioi-hon-chung-ta
10 điều người cổ đại làm được giỏi hơn chúng ta
- bởi tamthuc --
- 23/05/2018
Chỉ vài thập kỷ trước đây, những người thuộc văn mình cổ đại thường bị xem là những kẻ thô lậu. Tuy nhiên, rất nhiều các khám phá từ đó cho đến nay đã tiết lộ một loạt những điều đáng kinh ngạc về những nền văn minh cổ đại.
Rất nhiều trong số họ sở hữu những tri thức hết sức tiến bộ về luyện kim, toán học, hóa học, thiên văn và nhiều lĩnh vực khác nữa. Với những tri thức đó, họ đã luyện được thứ thép cứng hơn bất kỳ loại thép nào mà nhân loại có thể làm ra cho đến tận thời Cách Mạng Công Nghiệp. Họ đã tạo ra một công thức bê tông chắc chắn đến nỗi những công trình của họ có thể tồn tại lâu hơn hàng thiên niên kỷ so với những kiến trúc chúng ta xây dựng hiện nay. Họ đã xẻ được những khối đá và ghép chúng lại thành những bức tường chính xác đến nỗi những nỗ lực bắt chước của con người hiện đại đều thất bại.
Các nhà khoa học vẫn đang phải gãi đầu gãi tai không hiểu vì sao những nền văn minh cổ đại có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc đến vậy. Chúng ta hãy cùng lần lượt điểm tên 10 thành tựu ấy.
1. Công nghệ cấp thoát nước
Ai có thể tin rằng các quốc gia hiện đại của thế kỷ 21 lại phải xách cặp đi học một công nghệ 1.500 tuổi để giải bài toán cấp nước? Thế nhưng đó chính là điều đang diễn ra tại Lima, Peru.
Peru đã và đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nguồn nước vừa kinh niên vừa nghiêm trọng, nguồn cấp bị ô nhiễm kết hợp với biến đổi khí hậu đang phá hoại an ninh nước sạch của quốc gia này. Tuy nhiên, công ty cấp nước Sedapal tại thủ đô Lima đã ấp ủ một kế hoạch mới, đó là làm sống lại một hệ thống kênh cổ đại bằng đá của nền văn minh Wari để cấp nước sạch cho người dân.
Những người Wari xuất hiện vào khoảng năm 500 sau Công Nguyên, đã xây dựng một hệ thống dự trữ nước rất tiên tiến, lấy nước từ trên núi trong mùa mưa qua các con kênh. Những con kênh này vận chuyển nước tới những khu vực dự trữ. Khi cần thiết, nước từ khu vực dữ trữ sẽ được cấp cho các con suối ở dưới chân núi rồi chảy vào các con sông để đảm bảo lưu lượng của chúng trong mùa khô.
Nhiều nền văn minh cổ đại khác cũng nổi tiếng với những hệ thống chứa nước, kênh đào, thoát nước và dẫn nước trứ danh, trong đó có Ba Tư, Nabataea, La Mã, Hy Lạp, Harappa và nhiều nơi khác nữa.
>> Nông dân ở vùng núi Peru thu lấy nước từ… sương mù (video)
2. Thép
Hơn 2.000 năm trước đây, những người cổ đại ở Levant đã rèn được thanh kiếm thép tốt đến mức phải đến thời hiện đại người ta mới có thể làm ra thứ thép có chất lượng tương đương. Thứ kim loại này cứng đến mức thanh kiếm có thể dễ dàng xẻ qua những vật đồ vật làm từ kim loại khác.
Loại thép có tên gọi Damascus này được sản xuất ra từ một nguyên liệu thô gọi là thép Wootz có nguồn gốc châu Á. Một số nguyên tố khác được đưa vào trong quá trình luyện thép để tạo ra các phản ứng hóa học ở cấp độ lượng tử. Loại thép trứ danh này lần đầu được sử dụng vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên; sau đó được sản xuất với số lượng lớn ở Trung Đông vào khoảng năm 1100 tới năm 1700 sau Công Nguyên.
Công chúng chỉ biết đến những bí mật của việc chế tạo ra loại thép Damascus Trung Đông này sau những khám phá bằng công nghệ kính hiển vi điện tử quét trong các phòng thí nghiệm hiện đại.
3. Bê tông
Các kiến trúc bê tông ngày nay thường được thiết kế với tuổi thọ từ 100 đến 120 năm. Tuy nhiên, những người La Mã cổ đại đã xây dựng được các kết cấu bằng bê tông từ 2.000 năm trước và chúng vẫn tồn tại chắc chắn cho đến tận hôm nay. Bí quyết của họ là gì?
Người La Mã tạo ra bê tông bằng cách trộn vôi, đá núi lửa và nước biển. Sự kết hợp của của ba thứ này ngay lập tức kích hoạt phản ứng hóa học của vôi với tro bụi núi lửa để biến cả hỗn hợp trở thành một khối xi măng chắc chắn. Bê tông tạo ra từ nước biển cổ đại mang trong mình cấu trúc tinh thể Tobermorite lý tưởng cho xây dựng. Chính vì vậy chúng cứng cáp và bền bỉ hơn nhiều so với bê tông hiện đại.
Bê tông của người La Mã không chỉ bền bỉ hơn, mà còn thân thiện với môi trường hơn thứ mà chúng ta đang có hiện nay. Quá trình sản xuất xi măng thông thường cần phải nung nóng hỗn hợp đá vôi với sét tới nhiệt độ 1.450 độ C và thải rất nhiều cácbon ra môi trường. Trái lại xi măng của người La Mã dùng ít vôi hơn và chỉ nung đá vôi ở 900 độ C, do đó tốn ít năng lượng hơn rất nhiều.
>> Bê tông La Mã có độ bền nghìn năm, cho đến giờ khoa học mới có thể giải thích
4. Làm đường
Ngày nay, con người dường như thật may mắn khi sở hữu những con đường cao tốc hiện đại được xây dựng chỉ trong một năm. Nhưng làm một con đường tốt không phải lúc nào cũng mất chừng đó thời gian. Những người cổ đại cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của đường xá và các hệ thống giao thông kết nối các thành phố và khu dân cư tại các khu vực và quốc gia khác nhau… và họ làm điều đó rất nhanh!
Qhapaq Nan, hay còn được biết với cái tên Đường Chính Andean, là một hệ thống phức hợp nhiều đường nối nhau từng được đế chế Inca hùng mạnh sử dụng có tổng chiều dài hơn 30.000 km. Nó là nền tảng cho sức mạnh chính trị và kinh tế của đế chế Inca, kết nối các trung tâm sản xuất, hành chính và nghi lễ của nền văn hóa Andean tiền Inca.
TAMTHUCNhững người Inca ở Cuzco đã tạo ra hệ thống giao thông độc đáo với quy mô lớn như vậy chỉ trong chưa đầy một thế kỷ, góp phần mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra khắp các vùng đất là Argentina, Bolivia, Chile, Columbia, Ecuador và Peru ngày nay.
Người La Mã cũng nổi tiếng là những chuyên gia làm đường. Khoảng 4,4 triệu km2 lãnh thổ La Mã là đường. Người ta làm đường từ sỏi, bùn và gạch tạo ra từ đá cẩm thạch và dung nham cứng. Rất nhiều các con đường cổ đại vẫn đang được sử dụng cho tới tận ngày nay.
>> Vì sao đường của người La Mã vẫn tồn tại sau 2000 năm?
5. Xẻ đá
Ở khắp nơi trên thế giới còn tồn tại rất nhiều các công trình cổ đại bằng đá được cắt xẻ chính xác đến nỗi những công trình bằng đá sử dụng máy móc hiện đại ngày nay cũng phải bái phục.
Một ví dụ điển hình là di chỉ đá Puma Punku 15.000 năm tuổi tại Bolivia. Những tảng đá ở đây được cắt xẻ kỳ diệu đến mức cứ như thể chúng được xử lý bằng dụng cụ cắt kim cương.
Các khối đá khổng lồ nặng tới 800 tấn có những gờ thẳng tắp và khớp khít với nhau mà không có một vết đục đẽo nào. Những nỗ lực mô phỏng lại công trình bằng đá này với độ chính xác tương tự tới nay đều thất bại.
>> Ảnh: Di chỉ đá Puma Punku có phải đã được ‘khoan cắt’ bằng công nghệ tiên tiến?
6. Nông nghiệp
Khi nhắc tới nền văn minh Aztec hay các nền văn minh Trung Mỹ khác, có lẽ điều đầu tiên người ta nghĩ đến là các nghi thức hiến tế người sống. Tuy nhiên, còn nhiều điều khác đáng nói hơn về những nền văn hóa này. Một trong những sáng tạo của họ là những mảnh ruộng ‘chinampa’, hay còn gọi là “những khu vườn nổi”, xuất hiện trên các đầm lầy ở khu vực Thung lũng Mexico.
Mảnh ruộng chinampa được xây dựng bằng cách đắp một khoảng đất hình chữ nhật trong lòng đầm lầy. Vùng đất này sau đó được rào lại bằng cọc. Tiếp theo, hàng rào được trét lại bằng bùn và thực vật thối rữa. Để tránh việc rễ cây bị ngập nước, điều quan trọng là phần đất bên trong chinampa phải cao hơn mực nước trong hồ. Các con kênh xung quanh các mảnh ruộng chinampa tạo cho người ta cảm giác chúng đang nổi lên trên mặt nước, vậy nên mới có cái tên là “những khu vườn nổi”.
Để các mảnh ruộng thêm phần ổn định, người ta trồng liễu dọc theo đường bao của nó. Bộ rễ dày của loài cây này sẽ làm cho phần tường bao thêm chắc chắn và giảm thiểu ảnh hưởng của xói mòn.
Để đảm bảo các mảnh ruộng chinampa cho ra sản lượng tốt hàng năm, quan trọng nhất là phải quản lý tốt được nguồn cấp nước. Để chống ngập nước vào mùa mưa, người ta đã thiết kế một hệ thống thoát nước rất tinh tế, gồm có các đập, cửa cống và kênh. Chất thải rắn của con người cũng được sử dụng để bón cho đất, giúp giải quyết vấn đề nước thải của thành phố và tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn cho người dân.
Hệ thống nông nghiệp và xử lý nước thải ở những khu vườn nổi tại Mexico xuất sắc đến nỗi những nỗ lực bắt chước lại của con người ngày nay đều chưa thể gặt hái được thành công.
>> Mexico: Kim tự tháp lớn nhất thế giới nằm ẩn bên dưới một ngọn núi
7. Các bức tường
Nền văn minh Inca nổi tiếng với các công trình xây dựng, rất nhiều trong số đó vẫn còn được nhìn thấy ngày nay tại Machu Picchu và Sacsayhuaman ở Peru. Trên những bức tường đá lớn của họ, những khối đá khổng lồ được cắt xẻ rất cẩn thận để khớp khít với nhau, tuy không hề dùng hồ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác có một không hai ở châu Mỹ.
Một tờ giấy mỏng cũng khó lòng nhét được vào giữa những khối đá này. Sự chính xác, những khối đá với góc bo tròn, sự phong phú về hình dạng, và cách bức tường dựa hướng vào trong (để phòng ngừa thiệt hại khi động đất) đều là những câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.
Việc người Inca cổ đại làm cách nào để ghép chính xác một viên đá với hình dạng nhất định với các viên đá bên cạnh vẫn còn là một ẩn đố cho đến tận ngày nay. Và một lần nữa, những nổ lực để tái tạo lại kỹ thuật này của con người hiện đại đều thất bại.
>> Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá?
8. Quy hoạch thành phố
Trong thế kỷ vừa qua, rất nhiều những thành phố cổ đại đã được khai quật, làm ngỡ ngàng cả giới khoa học và những nhà quy hoạch đô thị.
Khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra tàn tích của một thành phố 5.000 năm tuổi ở Mohenjo Daro, Pakistan, những gì họ phát hiện ra là chưa từng có trước đây trong khu vực. Thành phố cổ đại này sở hữu một trình độ phi thường về quy hoạch và bố trí tiện nghi cho dân cư. Những ngôi nhà được trang trí với nhà tắm xây bằng gạch và rất nhiều nhà vệ sinh. Nước thải từ đây được dẫn ra hệ thống cống xây bằng gạch chạy dưới lòng các con phố phủ gạch hoặc đá mỏng. Các bể chứa nước và giếng nước công cộng được xây dựng đẹp mắt bằng gạch hình nêm. Trong thời hoàng kim của mình, thành phố này có lẽ chứa được khoảng 40.000 dân.
Cũng vào khoảng thời gian này tại một lục địa khác, một thành phố vĩ đại tên Caral cũng đang được xây dựng. Nằm tại Thung lũng Supe ở Peru, Caral là một thành phố 5.000 năm tuổi có nhiều công trình kỷ niệm lớn, gồm các kim tự tháp, quảng trường, giảng đường, đền miếu và các khu vực dân cư. Họ có một nền nông nghiệp quảng canh, ăn nhiều loại thức phẩm khác nhau, biết dệt may, sử dụng hệ thống tính toán và ghi chép phức tạp, xây dựng hệ thống cấp nước, và phát triển một hệ thống tưới tiêu phức tạp.
Những nhà kiến trúc hiện đại đang xem Caral như một niềm cảm hứng mới cho quy hoạch thành phố. Các kiến trúc sư Nhật Bản dự định kết hợp phong cách thiết kế nhà ở của người Caral để bảo vệ con người khỏi động đất. Người dân Caral thiết kế ngôi nhà của họ giống như các giỏ chứa đá để giảm thiểu sự vận động của đất và tránh đổ sụp khi có thiên tai xảy ra.
9. Thiên văn
Từ những chòm sao được vẽ lên đồ gốm cổ đại Hy Lạp tới những tác phẩm nghệ thuật đá của người thổ dân châu Mỹ minh họa điểm chí, tới bản đồ sao trong những lăng mộ cổ của Nhật, tới những câu chuyện kể trước khi đi ngủ của thổ dân châu Úc về những sự kiện thiên văn, và tới bộ lịch cự thạch 10.000 năm tuổi ở Scotland… không còn nghi ngờ gì nữa, những nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới đã sở hữu những tri thức đáng kinh ngạc về vũ trụ và sự vận động của nó.
Chỉ riêng cái cách mà họ có thể ghi chép một cách chính xác và tỉ mỉ những sự kiện thiên văn khi không có bất kỳ công nghệ nào chúng ta đang có hiện nay đã đủ để đánh đố các nhà khoa học.
Một điều chắc chắn là những phát hiện gần đây đã chứng minh trình độ phát triển vượt bậc trong lĩnh vực thiên văn học của những nền văn minh cổ đại, và rằng họ chẳng hề thô lậu chút nào như chúng ta vẫn tưởng.
>> Vòng tròn đá Avebury, Anh Quốc: Thông điệp của người cổ đại gửi hậu thế
10. Vũ khí
Không nghi ngờ rằng các vũ khí hiện đại ngày nay có khả năng sát thương và phá hoại hơn nhiều so các vũ khí cổ đại. Tuy vậy vẫn có một lượng lớn các vũ khí cổ đại vô cùng uy lực đang đánh đố các nhà khoa học về cách chế tạo và sức mạnh của chúng.
Nhà toán học, nhà sáng chế và nhà thiên văn học Ác-si-mét (287 – 212 TCN) được cho là đã tạo ra một vũ khí tia nhiệt (có nơi gọi là ‘tia chết chóc’) để chống lại sự tấn công của những tàu chiến xứ Syracuse, một thành phố cổ đại ở vùng Sicily. Theo những ghi chép trong lịch sử, thứ vũ khí này gồm nhiều tấm gương phản chiếu lớn (rất có thể là từ đồng thiếc hoặc đồng đỏ đánh bóng) có tác dụng hội tụ ánh sáng mặt trời vào các tàu chiến địch và khiến chúng bắt lửa.
TAMTHUCMặc dù các nhà sử học vẫn đang tranh luận gay gắt về sự tồn tại của nó, nhưng một loạt các nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục rằng việc tạo ra một loại vũ khí như thế này là hoàn toàn khả thi.
Năm 1973, nhà khoa học Hy Lạp Ioannis Sakkas đã bố trí 70 chiếc gương phủ đồng đỏ, rồi hướng chúng về một mô hình tàu chiến La Mã bằng gỗ dán cách đó 50m. Khi những chiếc gương được hiệu chỉnh chính xác, con tàu bốc cháy chỉ trong vài giây.
Theo April Holloway/Ancient Origins
Quốc Hùng dịch
Comment