nguoi-thong-thau-nhan-sinh-thuong-song-khiem-nhuong-thap-dieu
Người thông thấu nhân sinh thường sống khiêm nhường, “thấp điệu”
- bởi tamthuc --
- 14/04/2018
Vạn sự vạn vật trong thế gian đều là từ thấp mà thành cao. Cho nên, thấp là ngọn nguồn và khởi đầu của cao. Cao là sự lột xác của thấp. Cuối cùng của thấp sẽ là cao, đây là một loại triết học, cũng là bài học quý báu.
Nhiều người thường cho rằng, ở trên cao, ở trên người khác mới là thành công trong cuộc đời. Nhưng thực ra không hẳn là như vậy! Người sống “thấp điệu” (khiêm nhường), nguyện ý ở chỗ thấp thì cuộc đời của họ giống như uống trà vậy. Nước trong ấm là sôi, nhưng tâm người thưởng thức lại tĩnh lặng. Một bàn, một ấm, chậm rãi thưởng thức, mặc cho trần thế phù hoa ra sao.
Đất bởi vì không sợ ở nơi thấp mới có thể tụ nước thành biển. Người không sợ ở chỗ thấp mới có thể có được lòng tin của dân chúng mà thành quân vương. Nước không sợ ở chỗ thấp mà có thể làm ướt vạn vật, cho vạn vật sinh sôi. Bởi vậy, xưa nay “thấp điệu” là một loại nguyên tắc làm người, trí tuệ làm việc và là tư thái tốt nhất.
“Thấp điệu” là nguyên tắc làm người
Quý Tiện Lâm là học giả nổi tiếng, có nhân cách bình dị, trung hậu, trung dung nhưng luôn chọn cách sống “không màng danh lợi”. Trong “Thái Sơn tụng”, tác giả Quý Tiện Lâm viết: “Tranh nhi bất đấu, hòa hài tự nhiên” (tranh mà không đấu, hài hòa với tự nhiên). Điều này cũng thể hiện thái độ làm người “thấp điệu mà cao thượng” của ông.
Khi thế nhân đều “rộn ràng vì danh mà đến, nhốn nháo vị lợi mà đi”, chỉ vì tranh nhau một văn bằng, một danh hiệu mà đổ máu thì Quý Tiện Lâm lại không muốn được nhận những danh hiệu như “đại sư”, “ngôi sao sáng”, “quốc bảo” mà người đời phong cho mình.
Ông không cần hư vinh, chỉ muốn giữ lại sự trong sáng trong văn học và nhân cách cao thượng của mình.
“Thấp điệu” là một loại trí tuệ làm việc
Rand – một nhà thơ người Anh có viết một bài thơ như thế này:
“Tôi không tranh giành với bất kỳ ai, cũng không đáng để tranh giành; tôi yêu thiên nhiên, tiếp đến là yêu nghệ thuật; đôi tay tôi dùng để đốt lửa sưởi ấm cho cuộc sống; khi lửa tàn, cũng là lúc tôi chuẩn bị ra đi.” Những câu thơ đúng là những lời khắc họa chính xác về cách sống của nhà thơ.
“Thấp điệu” là tư thái làm người tốt nhất
Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ”. Có một câu chuyện kể về ông như thế này:
Một lần, Benjamin Franklin đến thăm một vị lão tiền bối “đức cao vọng trọng”. Lúc ấy ông tuổi trẻ lại khí thế mạnh mẽ nên đã ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh.
Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa bóp bóp, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.
Vị tiền bối ra chào đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói:“Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy!
Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!” Đây cũng là một chuyện mà ta muốn dạy cậu”.
Từ đó, Franklin luôn nhớ kỹ lời dạy bảo ấy mà trở nên thành công. Cúi đầu mới có thể ngẩng đầu, mới có thể “đúc” thành nhân cách cao thượng. Người “thấp điệu”, thông thấu luôn khiêm nhường, không khoe khoang tài năng, không tự cao tự đại.
Càng là người có đức hạnh cao thượng thì càng khiêm nhường. Đối với họ mà nói, giữ mình “thấp điệu” chính là một loại đức hạnh. Nếu nói rằng, những người lương thiện là linh hồn của thế giới thì những người “thấp điệu” chính là mảnh đất chứa đựng những thành tựu, những điều tốt đẹp của thế giới này.
Người “thấp điệu” giống như một thảm cỏ xanh giữa sa mạc rộng lớn, mát mẻ và dễ chịu, là hy vọng của mọi người.
Người “thấp điệu” là một tấm gương sáng, giúp người khác nhìn ra những chỗ thiếu sót của mình, đồng thời cũng hiểu được nhân sinh.
Người sống “thấp điệu”, có thể nguyện ý “ở dưới người khác”, luôn thong dong thư thái, khoáng đạt mà không lo lắng, không toan tính hơn thua, được mất, cũng chính là người thông thấu nhân sinh.
An Hòa
TAMTHUC:
Comment