No icon

-loai-than-duoc-binh-dan-giup-co-the-dat-duoc-am-duong-can-bang

10 loại ‘thần dược bình dân’ giúp cơ thể đạt được âm dương cân bằng

Cân bằng âm dương nhờ ăn uống đúng cách sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào và tăng cường tuổi thọ. Quan điểm thực phẩm có tính âm, tính dương đã được hình thành dựa trên lý luận Trung Y cổ xưa cũng đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Theo y học cổ truyền, sức khoẻ là một trạng thái cân bằng mà trong đó việc lựa chọn thực phẩm được xem là chìa khóa quan trọng cho vấn đề này. Cân bằng dinh dưỡng từ góc độ âm – dương khác xa với dinh dưỡng phương Tây. Nếu như khoa học dinh dưỡng hiện đại dựa trên hiểu biết thành phần hóa học của thực phẩm và các con đường sinh hóa của cơ thể, định lượng chất dinh dưỡng, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thì cân bằng dinh dưỡng dựa trên góc độ âm – dương lại dựa trên mức độ tương quan với thể trạng của mỗi người.

Cân bằng âm dương, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào và tăng cường tuổi thọ. Quan điểm thực phẩm có tính âm, tính dương đã được hình thành dựa trên lý luận y học Trung Hoa cổ xưa, cũng đã và đang được áp dụng ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…

Dưới đây là 10 loại thực phẩm bình dị đời thường nhưng rất hữu ích cho việc giữ cân bằng âm dương cho cơ thể, nên được lưu ý kết hợp sử dụng trong các bữa ăn.

1. Cà rốt: Ngăn ngừa lão hóa, phòng chống ung thư

image002

Y học hiện đại xác định các chất oxy hóa là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như lão hóa, ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phong hàn, viêm phổi v.v. Hiện nay các hoạt chất có thể loại bỏ oxy hóa mà người ta đã biết được gồm có: SOD, enzyme peroxidase, các vitamin A, C, E hoặc Catechin có trong trà xanh và Curcumin trong gừng tươi v.v. Và cà rốt chính là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, C và E phong phú hàng đầu.

2. Cây ngưu bàng: Làm ấm cơ thể, cải thiện nửa thân dưới yếu

nguu-bang-2

Cây ngưu bàng là thực vật dương tính điển hình. Nếu như bạn cảm thấy sức khỏe và tinh thần đang dần sa sút, hoặc những người có sức khỏe kém, tốt nhất là nên ăn cây ngưu bàng hoặc các món ăn làm từ cây ngưu bàng. Cây ngưu bàng có chứa nhiều chất Arginine có tác dụng bồi bổ sức khỏe, do lão hóa bắt đầu từ chân, ngưu bàng có thể bồi bổ cho chân và hông, đề phòng lão hóa.

Trong quyển “Bản thảo cương mục” cũng có ghi chép rằng cây ngưu bàng có thể đẩy lùi khí độc trong ngũ tạng, ngăn chặn sự yếu đi của tay chân, trị trúng phong, phù chân, lở loét, ho, bệnh sa bìu v.v.

3. Củ cải trắng: Cải thiện ngộ độc thực phẩm và giải rượu, có công dụng dưỡng da

“Bản thảo cương mục” có ghi chép, ép củ cải sống lấy nước uống có thể lợi xương khớp, làm trắng da, giảm khô miệng, tiếu rát ở người bệnh tiểu đường và người già. Đối với nữ giới thì còn có tác dụng dưỡng da. Củ cải trắng có chứa sắt và magie, có thể chữa các bệnh răng miệng, bệnh cảm lạnh, làm giảm ho do viêm phế quản và tiêu đờm.

4. Gừng tươi: Cải thiện chứng lạnh bụng, loại bỏ căn nguyên của hàng trăm loại bệnh

image004

Theo “Bản thảo cương mục”, gừng tươi có thể phòng tránh hàng trăm nhân tố gây bệnh. Thành phần có trong vị cay của gừng là tinh dầu gừng, gingerols, gingerene phenol và thành phần có mùi thơm là Zingiberene v.v. Những thành phần này có thể phát huy công hiệu dược phẩm. Chủ yếu gừng tươi được dùng để bảo vệ dạ dày, chống loét, chống nôn ói; sát trùng bên trong dạ dày; bổ tim, ổn định huyết áp, trị đau, an thần, chữa toát mồ hôi, giải nhiệt, chống ho, tiêu đàm, v.v.

5. Rau diếp: Hạ thân nhiệt, đẩy lùi mệt mỏi trí óc

Rau diếp có chứa các vitamin A, B1, B2, C, các khoáng chất như kali, natri, canxi, sắt v.v. Điều đáng nói là trong rau diếp có chứa magie, phốt pho, lưu huỳnh có thể hồi phục chức năng não bộ, có các công dụng đẩy lùi mệt mỏi, làm tỉnh táo. Nhưng rau diếp ngược lại với các loại cây thân rễ khác, nó có tác dụng hạ thân nhiệt, vì thế khi ăn sống phải thêm các gia vị có thể làm ấm cơ thể như muối hoặc nước tương, như vậy thì có thể cân bằng âm dương.

6. Đậu hũ: Phòng mỡ trong máu, tăng cường chức năng não bộ

Trong đậu hũ có lượng protein thực vật dồi dào và các axit béo không no phòng chứng mỡ trong máu như axit linoleic v.v. Ngoài ra, trong đậu hũ còn có những khoáng chất như: lecithin đậu nành, canxi, kali, kẽm, sắt v.v. Đồng thời đậu hũ được cơ thể người hấp thụ đến 100%, người bị bệnh dạ dày, người già đều có thể dùng đậu hũ như thực phẩm bổ dưỡng. “Bản thảo cương mục”cũng có nói đậu hũ có tác dụng ổn định chức năng dạ dày, tăng sức lực, lọc máu, ức chế phát hỏa v.v.

7. Trứng gà: Bồi bổ cơ thể, chống nhiễm lạnh, ngăn chặn lão hóa

image006

Trứng gà được xem là thực phẩm dương tính làm ấm cơ thể “tốt nhất”. Trứng gà là một nguồn protein rất phong phú, lòng trắng có 100 đơn vị  protein trong khi giá trị protein của sữa bò, thịt heo, đậu hũ lần lượt là 85, 84 và 67 đơn vị.

Lòng đỏ trứng gà có chứa cholesteron, người không vận động mỗi ngày ăn một quả trứng gà sẽ tăng khoảng 6 miligram cholesterol. Tuy nhiên, ở người vận động đầy đủ, mỗi ngày hấp thu 1 đến 2 quả trứng gà thì lượng cholesterol trong máu sẽ hoàn toàn không tăng lên.

8. Thịt bò, heo, gà: Cải thiện chứng tay chân lạnh, đẩy lùi phiền muộn

image008

Thịt là protein có chứa hàm lượng axit amin thiết yếu, Trung Y cho rằng thịt có thể bồi bổ chức năng dạ dày, cơ bắp, thúc đẩy bài tiết, chống phù.

Thịt bò có chứa vitamin B2 và chất sắt, có tác dụng làm ấm cơ thể. Cơ thể người trong giai đoạn hồi phục sau khi bị bệnh, canh thịt bò hoặc cháo thịt bò đều là những loại thuốc thần kỳ trong việc hồi phục thể lực.

Trong thịt heo có chứa vitamin B1, Trung Y cho rằng thịt heo có công dụng “bổ thận, giải độc, giải nhiệt”.

Thịt gà có hàm lượng protein phong phú, 100 gam ức gà có 24 gam protein, còn chỉ có 0,7 gam mỡ, là thực phẩm ít mỡ, có chứa vitamin A gấp 10 lần thịt bò và thịt heo. Trung Y cho rằng thịt gà bồi bổ gan, phổi, thận, trừ phong, giữ ẩm, ích khí, làm ấm, có hiệu quả đối với các bệnh phụ khoa và chấn thương.

Theo lý luận âm dương của Trung Y, “lo buồn” là chứng bệnh của “lạnh”, vì thế khi bị “nhiễm lạnh” hoặc tâm trạng u buồn thì nên ăn nhiều các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có công dụng cao nhất trong số các thực phẩm mang tính dương.

9. Lúa mạch: Bồi bổ mạch máu, phòng tránh đột quỵ

Lý luận âm dương cho rằng, thực vật trồng ở những khu vực khí hậu lạnh có tác dụng làm ấm cơ thể. Các thực vật có màu nóng như đỏ, đen, cam có thể làm ấm cơ thể; ngược lại với các thực vật thuộc hệ màu lạnh như xanh dương, trắng, xanh lá cây lại có tác dụng làm mát cơ thể.

Lúa mạch có màu tối hơn sẽ chứa thành phần dinh dưỡng nhiều hơn và so với lúa mạch có màu sáng. Lúa mạch đen có chứa hàm lượng các chất khoáng như: sắt, canxi cùng với vitamin B1, B2… khá là phong phú.

: Gạo lứt là gạo dưỡng sinh!

10. Các loại rong biển: Làm giảm cholesterol, giữ gìn tuổi thanh xuân

image010

Vị ngọt của rong biển là từ axit amin, có nguồn gốc từ glutamic axit (tảo bẹ, lá rong biển), axit aspartic (tảo bẹ, lá rong biển), alanine (mầm tảo, lá rong biển) và glycine (mầm tảo) v.v…. Laminin có trong tảo bẹ có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, các axit amin như kanic axit có tác dụng tẩy giun, còn taurine có trong lá rong biển lại có tác dụng hạ huyết áp, bổ tim, bổ gan, chống huyết khối và cholesterol v.v. Rong biển chỉ chứa 2% – 4% chất béo, nhưng là những chất béo không no có trong hải sản. Ngoài ra, rong biển  còn có tác dụng ổn định đường ruột và bài tiết cholesterol, mỡ, chất gây ung thư.

Người mắc chứng lạnh bụng, chỉ cần ăn rong biển hoặc cắt nhỏ củ cái trắng và hành dùng chung với rong biển và nước tương thì có thể loại bỏ khuyết điểm là loại rau có tính lạnh. Salad rong biển cũng có hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú hơn các loại rau sống khác, càng có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Viên Minh

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/10-loai-duoc-binh-dan-giup-co-dat-duoc-duong-can-bang.html

Comment