No icon

vi-phat-do-mang-cuu-benh-cho-tat-ca-moi-nguoi-nhung-lai-duoc-moi-nguoi-biet-it-nhat

Vị Phật độ mạng cứu bệnh cho tất cả mọi người nhưng lại được mọi người biết ít nhất

Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạn gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Đức Phật Dược Sư

NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG GIÁO CHỦ MÃN NGUYỆT TỪ DUNGDƯỢC SƯ LƯU LI QUANG VƯƠNG PHẬT

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? là vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sinh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. Dưới đây là bảy Tôn Tượng của bảy Đức Phật Dược Sư xin được gửi đến anh chị em để cùng chiêm ngưỡng.

Lược sử Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Hiện nay ở các chùa ít khi có thờ tượng Đức Dược sư Lưu li quang Phật (Bhaisajvaguru), nhưng mọi người hay tụng kinh “Dược sư Lưu li quang Như Lai bản nguyện”. Kinh chép: Văn thù Bồ Tát bạch Đức Thích ca Mầu ni Phật rằng: “Xin Phật diễn thuyết danh hiệu và những lời đại nguyện của chư Phật cho các đệ tử nghe”.

Phật nói rằng: Ở cõi phương Đông, cách cõi đất này (Trái đất) gấp mười lần cát ở sông Hằng, có một thế giới gọi là Tĩnh Lưu li. Ở cõi thế giới ấy có đức Phật hiệu là Dược sư Lưu li quang Như Lai, khi Ngài còn ở ngôi Bồ Tát, có phát mười hai lời đại nguyện như sau:

Nguyện lớn thứ nhất: Nguyện khi được chính giác thì thân ta quang minh rực rỡ, chiếu khắp vào lượng vô số thế giới và có đủ 32 tướng lạ, 80 thứ vẻ đẹp; thân ta đã vậy lại làm cho hết thảy chúng sinh cùng giống như ta.

Nguyện lớn thứ hai: Nguyện khi ta được chính quả đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu li , trong sạch, sáng tỏ hơn mặt trời, mặt trăng, nếu chúng sinh, có ai hôn ám, thì nhờ cái ánh sáng của ta mà tùy ý làm mọi sự nghiệp.

Nguyện lớn thứ ba: Nguyện khi ta được chứng quả Bồ đề, thì đem cái trí tuệ, phương tiện vô biên, vô hạn mà giúp cho chúng sinh được thu dụng không bao giờ hết.

Nguyện lớn thứ tư: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai theo đạo khác, đều hết thảy an lập trong đạo Bồ đề.

Nguyện lớn thứ năm: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh đều tu đạo trong sạch, không ai phá giới mà làm điều ác.

Nguyện lớn thứ sáu: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai thân hình tàn tật hoặc bị các bệnh tật xấu xí khổ sở, thì đều được đầy đủ ngay lành tốt đẹp.

Nguyện lớn thứ bảy: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai lo sợ, nghèo đói, đau yếu, cô đơn hễ nghe danh hiệu ta thì được no đủ yên lành.

Nguyện lớn thứ tám: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, những người có nữ thân đều được chính pháp.

Nguyện lớn thứ chín: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh giải thoát ra ngoài lưới mà tu Bồ Tát hạnh.

Nguyện lớn thứ mười: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai bị hình phạt, phải tù tội, hoặc bị tàn hại gì thì được phức lợi của ta mà được giải thoát hết cả.

Nguyện lớn thứ mười một: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai đói khát mà làm những điều ác nghiệp thì ta làm cho được no ấm và biết mùi đạo vị.

Nguyện lớn thứ mười hai: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai rét mướt thì ta làm cho ấm áp, có đủ quần áo như ý muốn.

Bởi có những lời đại nguyện như vậy, cho nên những ai có bệnh tật, ốm đau đều tụng kinh này, hy vọng sẽ được khỏi bệnh. Kinh Dược sư cũng được tụng lên khi làm chay, làm đàn xong để cầu tiêu giải các tai nạn.
Nghe nói những ai sắc diệt xấu xí, tụng kinh (hay chú) này cũng đẹp lên.

Nói về sự cứu độ của Đức Dược sư Lưu li quang Phật, còn truyền tụng bài chú mà bất cứ ai đều biết.
Chú có tên: “Dược sư quán đỉnh chân ngôn”. Nghe nói rất linh nghiệm.

Chú như sau: “Nam mô bạc già Phạt đế, bệ xái xã lư rô bệ lưu li, bát lạt bà, bát ra xã dã, đát tha yết đa gia, a la hát đế, tam điểu tam bội đà gia. Đát diệt tha, ám bệ Sái thệ, bệ Sái thệ, bệ Sái xã, Tam một yết đế sa ha”.

KINH DƯỢC SƯ

Khi niệm chú này phải niệm đi, niệm lại nhiều lần liên tục trong cùng một khoảng thời gian.

NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG GIÁO CHỦ MÃN NGUYỆT TỪ DUNG
DƯỢC SƯ LƯU LI QUANG VƯƠNG PHẬT

TAMTHUC

Comment