chi-dung-von-ven-chieu-vi-hoang-de-dep-tan-goc-nan-quan-tham-trong-trieu
Chỉ dùng vỏn vẹn 3 chiêu, vị hoàng đế dẹp tận gốc nạn quan tham trong triều
- bởi tamthuc --
- 28/03/2017
Chu Nguyên Chương giết 15 vạn người nhưng vẫn không thể dẹp được nạn quan tham. Trong khi đó hoàng đế Ung Chính dùng vỏn vẹn 3 chiêu, đám quan viên vĩnh viễn không còn dám tham nữa.
Nhìn lại trong lịch sử, cứ vào thời kỳ cuối các triều đại thì đều dễ thấy nạn quan tham xảy ra tràn lan. Tham nhũng nghiêm trọng, khiến cho dân chúng lầm than, rồi vì đó mà dẫn đến diệt vong.
Vì vậy, vào triều Minh và triều Thanh, hoàng đế tiếp nhận bài học giáo huấn từ triều đại kế trước, nên đã ra sức chống mục nát hủ bại. Các vị hoàng đế khác nhau áp dụng các chính sách khác nhau.
Trên mạng Internet có lưu truyền một câu chuyện “Chu Nguyên Chương giết 15 vạn người vẫn không thể phản tham, Hoàng đế Ung Chính dùng vẻn vẹn 3 chiêu, vĩnh viễn không dám tham”. Mẩu chuyện lịch sử này hiện chưa được khảo chứng, nhưng được xem như một câu chuyện vui giúp mọi người cùng tham chiếu.
Chu Nguyên Chương sau khi thành lập triều Minh, vẫn tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn chống hủ bại, tham nhũng trong triều. Ông áp dụng phương cách vô cùng tàn nhẫn.
Đầu tiên, ông quy định, người nào tham ô 10 lạng bạc là phải chịu hình phạt, 60 lạng về cơ bản là tội ác tày trời rồi. 60 lạng bạc, so với bây giờ là 12.000 NDT, điều này có thể gọi là tham ô sao? Nhưng mà Chu Nguyên Chương cho rằng hễ như vậy phải chịu hình phạt tàn khốc. Chu Nguyên Chương một khi bắt được quan tham, thì sẽ không chút khách khí, nhẹ thì cho đi lưu đày, còn đa số đều bị giết chết. Hơn nữa, hình phạt thường là rút gân lột da, làm thành hình nộm, đem đặt ở công đường. Không biết có bao nhiêu người đã bị giết như vậy.
Không chỉ như vậy, Chu Nguyên Chương còn cho ban hành một quy định, đó là dân chúng một khi phát hiện tham nhũng, có thể trực tiếp báo lên quan phủ nha môn, hoặc trực tiếp giải về kinh thành để chém đầu. Trong suốt triều đại Chu Nguyên Chương, theo thống kê, các tham quan bị giết chết có hơn 15 vạn người.
TAMTHUCTuy nhiên, hiệu quả của chính sách này cũng không mấy lý tưởng, cựu quan viên bị lột da, quan tiền nhiệm lại có thể rất nhanh tiếp tục tham ô, dường như không hề lo. Việc tham ô như tre già măng mọc, khiến Chu Nguyên Chương rất đau đầu.
Cũng là một vấn đề này, nhưng đến triều đại nhà Thanh, Hoàng đế Ung Chính chỉ dùng vỏn vẹn 3 chiêu, lại có thể giải quyết tận gốc vấn đề này.
Hoàng đế Ung Chính đúc rút, các triều đại trong lịch sử vì sao chống tham nhũng không hiệu quả, cũng là bởi vì không tuyệt đối, tác dụng của việc giết quan tham là không đủ. Hoàng đế Ung Chính chủ yếu là dùng 3 biện pháp.
Thứ nhất, tịch thu tài sản. Phát hiện quan tham, bắt lại, sau đó trực tiếp xét nhà, tịch thu tài sản.
Thứ hai, thụ hình cả nhà. Ung Chính cho rằng, tham ô cũng không phải do một mình quan viên gây ra, người thân của hắn ta khẳng định là đều tham dự. Vì vậy, từng vụ án đều được điều tra tận ngọn nguồn, người có hơi chút tham dự, kể cả con cái, cha mẹ già…. đều bị tra khảo.
Ung Chính lo lắng rằng, rất nhiều viên quan can đảm tham ô, chủ yếu là muốn con cháu mình được phúc lợi, lưu lại tài sản cho chúng. Vậy thì, dù cho người thân không tham dự, vẫn là có liên quan, bởi vậy về cơ bản sẽ bị lưu đày đến biên cương.
Thứ ba, xem trảm. Việc này là lợi hại nhất. Mỗi khi bắt được quan tham và xử chém, Hoàng đế Ung Chính sẽ để tất cả các quan viên đều đi xem trảm. Mấy hôm trước còn là đồng sự, chỉ trong chớp mắt đã bị giết, không khiến người ta chấn động. Hơn nữa trong lúc xem trảm, là không được nhắm mắt. Việc này thực sự là có lực chấn nhiếp, có thể khiến cho người ta thoáng một chút mà nhìn rõ cõi hồng trần, hiểu rõ cuộc đời hư ảo, có tham nhiều hơn nữa thì cũng mất mạng chẳng mang theo được gì.
Với ba chiêu này, mỗi từng quan viên đều khiếp sợ. Bởi vậy, quan chức triều Thanh thời Hoàng đế Ung Chính vĩnh viễn không dám tham. Có thể nói đây là thời kỳ thịnh thế và sáng suốt của triều Thanh.
Bảo An, theo NTDTV
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/chi-dung-von-ven-3-chieu-vi-hoang-de-dep-tan-goc-nan-quan-tham-trong-trieu.html
Comment