No icon

hoang-de-trieu-khuong-dan-thanh-tin-la-bien-phap-muu-quyen-tot-nhat

Hoàng đế Triệu Khuông Dận: "Thành tín" là biện pháp mưu quyền tốt nhất

Xưa nay, biết bao nhiêu vị hoàng đế, có được thiên hạ trong tay không phải bởi mưu lược cao siêu, mà tại vì tấm lòng rộng lượng, có thể thu phục được lòng người.

Triệu Khuông Dận, thành tín, đại tống,

Hoàng đế đại Tống Triệu Khuông Dẫn lấy thành tín để thu phục lòng người. (Ảnh: Epoch Times)

Năm 964, Hoàng đế đại Tống – Triệu Khuông Dận đã bình định Nam Đường, vốn định đánh hạ Ngô Việt. Ai ngờ vua nước Ngô Việt là Tiền Thục lại tự mình đến bái kiến, cũng hiến tặng địa đồ của nước Ngô Việt, để bày sự khuất phục của mình.

Triệu Khuông Dận thấy Tiền Thục ghé thăm thì rất cao hứng, liền giữ Tiền Thục tại Biện Lương du ngoạn để tâm sự. Thế nhưng, Tiền Thục lại ngấm ngầm âm mưu hối lộ trọng thần đại Tống, để hy vọng họ có thể giúp thuyết phục Triệu Khuông Dận không đánh Ngô Việt.

Tể tướng Triệu Phổ được hoàng đế hết sức nể trọng, nên càng là mục tiêu mà Tiền Thục nhắm đến. Đối với việc này, Triệu Khuông Dận lòng dạ biết rõ, nhưng cũng không để ý tới.

Một ngày, Tiền Thục đưa mười cái cái hũ lớn có vải che bên ngoài đến chỗ Triệu Phổ, nói là đặc sản của Ngô Việt, Triệu Phổ đã nhận toàn bộ. Sau khi Tiền Thục rời đi, Triệu Phổ vừa muốn mở cái bình ra xem, thì Triệu Khuông Dận đột nhiên giá lâm. Triệu Phổ vội vàng nói đây là hải sản mà Tiền Thục dâng tặng ông để nhấm nháp. Nếu là hải sản, Triệu Khuông Dận đương nhiên muốn thử.

Thế là Triệu Phổ mở nắp vải che ra, thì đó lại là một hũ bằng vàng óng ánh, ở bên trong tất cả đều là vàng. Triệu Phổ thấy vậy rất hoảng hốt, nhưng Triệu Khuông Dận lại cười nói: “Là thứ tốt, nhưng tiếc là Tiền Thục đưa nhầm người, hắn cho rằng quốc gia đại sự là ngươi định đoạt, biết trước như vậy đưa cho ta có phải tốt hơn không. Đã tặng cho ngươi rồi, vậy ngươi hãy cứ giữ đi đừng khách khí”.

TAMTHUC

Triệu Khuông Dận cũng dặn dò Triệu Phổ đừng lo lắng về việc này.

Sau đó Tiền Thục ở Biện Lương chờ đợi mấy tháng cũng không có kết quả gì, thế là thỉnh cầu Triệu Khuông Dận cho hắn trở về. Khi đó, đám đại thần nhao nhao dâng sớ yêu cầu giết Tiền Thục hoặc bắt giam hắn lại, đệ đệ của Triệu Khuông Dận là Triệu Quang Nghĩa là kiên quyết nhất, nói Tiền Thục là người có chí lớn, thả hắn về thì chẳng khác nào thả hổ về rừng.

Nhưng Triệu Khuông Dận lại nói: “Chúng ta đã tiêu diệt Nam Đường, quét ngang Lĩnh Nam, đương nhiên cũng có thể đả bại Ngô Việt. Nhưng Tiền Thục là người hiểu thời hiểu thế, ta muốn dùng thành tâm đến cảm hóa hắn, như vậy sẽ không cần động binh đao. Nước Ngô Việt tuy nhỏ, nhưng dân chúng nhanh nhẹn dũng mãnh, một khi làm cho họ oán giận mà phản lại sẽ gia tăng lực cản cho việc nhất thống thiên hạ của chúng ta, vậy cái được không bù cho cái mất”.

Cuối cùng, Triệu Khuông Dận đích thân tiến Tiền Thục ra thành ngoài thành, trước khi đi Triệu Khuông Dận tặng cho Tiền Thục một cái rương nhưng không cho Tiền Thục biết đó là gì.

Lúc gần về đến biên giới Ngô Việt, Tiền Thục mở rương ra xem, thì thấy trong đó ngập tràn tấu chương của những đại thần nước Tống dâng lên khuyên Triệu Khuông Dận giết hoặc bắt giam hắn. Tiền Thục sau khi xem xong vừa sợ vừa cảm kích, nửa năm sau hắn trở lại Biện Lương, dâng tặng bản đồ quân sự của nước Ngô Việt cho Triệu Khuông Dận, nước Ngô Việt nguyện ý đầu hàng. Triệu Khuông Dận không dùng đến một binh, cũng có thể sáp nhập Ngô Việt vào bản đồ đại Tống.

Triệu Khuông Dận dùng một cái rương đầy tấu chương khiến Tiền Thục cảm kích mà hàng, tránh được việc hai nước phải đụng binh đao, cũng đã nhận được sự ủng hộ của dân chúng của cả hai nước đại Tống và Ngô Việt.

Tiền Thục là người tài năng, tại Ngô Việt uy vọng rất cao, nếu như hắn muốn cùng Triệu Khuông Dận liều chết một trận, mặc dù không địch lại được, nhưng đại Tống nhất định sẽ bị tổn thất. Triệu Khuông Dận lấy chân thành đối đãi người, không chỉ đơn thuần là đối nhân xử thế, mà cũng là thấy rõ đối thủ. Đây là một loại mưu lược rất giỏi, vì thế mới nói, “thành tín” chính là một biện pháp mưu quyền tốt nhất.

Lê Hiếu biên dịch

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/hoang-de-trieu-khuong-dan-thanh-tin-la-bien-phap-muu-quyen-tot-nhat.html

Comment