No icon

thoi-mien-hoi-quy-tri-benh-bang-cach-tim-lai-nhung-ky-uc-tien-kiep

Thôi miên hồi quy: Trị bệnh bằng cách tìm lại những ký ức tiền kiếp

Trong nhiều năm qua, người ta đã ghi nhận được nhiều câu chuyện liên quan đến khả năng thôi miên, từ việc thôi miên để điều khiển suy nghĩ người khác cho đến thôi miên hồi quy để đưa bệnh nhân về tiền kiếp nhằm chữa bệnh.

Phần 1: Thôi miên hồi quy – những hé lộ tâm linh có thể hàn gắn nỗi đau.

Thôi miên là gì?

Thôi miên (hyposis) là một trạng thái của ý thức con người liên quan đến sự tập trung một cách có chủ ý đến một đối tượng trừu tượng, đồng thời giảm nhận thức về mọi thứ xung quanh và phản ứng lại theo các gợi ý từ bên ngoài.

Cuốn sách đầu tiên viết về thôi miên xuất bản năm 1853 được viết bởi bác sĩ phẫu thuật người Scotland – James Braid (1795 –1860). Trong đó, James Braid định nghĩa thôi miên là “một trạng thái đặc biệt của hệ thống thần kinh, gây ra bởi chủ ý cố định và trừu tượng của ý thức và thị giác đối với một đối tượng và không phải là một trạng thái kích thích tự nhiên”.

Nhà ngoại cảm đang tiến hành một ca thôi miên hồi quy (ảnh: Youtube)

Thôi miên hồi quy

Hơn 40 năm trước, thôi miên hồi quy đã được sử dụng phổ biến bởi các học giả phương Tây để phục vụ nghiên cứu về luân hồi. Sau đó, liệu pháp tiền kiếp (past-life therapy) đã vận dụng khái niệm luân hồi vào trị liệu và bổ sung cho phương pháp thôi miên hồi quy. Khía cạnh đáng kinh ngạc nhất của liệu pháp tiền kiếp chính là các triệu chứng của bệnh nhân có thể biến mất một cách bí ẩn sau khi họ “thấy” được tiền kiếp của chính mình.

Trên thế giới có khá nhiều nhà ngoại cảm đã và đang sử dụng thôi miên hồi quy để chữa bệnh. Quá trình chữa bệnh của họ được ghi lại thành sách hoặc cũng được các nhà báo chứng kiến và thuật lại hết sức chân thực. Có thể kể ra đây một số nhà ngoại cảm nổi tiếng sử dụng phương pháp trị bệnh bằng thôi miên hồi quy trong thế giới hiện đại như Dolores Cannon, Carol Bowman, Sylvia Browne, Brian Weiss, Nicolas Aujula

Sylvia Browne (1936 – 2013) được coi là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng có khả năng thôi miên hồi quy của Mỹ. Khi còn sống, bà là khách mời khá thường xuyên của 2 chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ là The Montel Williams Show và Larry King Live.

Sylvia Browne đã viết cuốn sách “Điều kỳ diệu của ký ức” kể lại những câu chuyện “quay về kiếp trước” được chọn lọc trong suốt 25 năm hành nghề của bà. Sau đây là một số câu truyện được kể trong cuốn sách.

>> ‘Chứng cứ về thiên đường’: BS phẫu thuật não kể lại trải nghiệm 7 ngày não ngưng hoạt động

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Sylvia Browne trong một chương trình truyền hình ở Mỹ (ảnh: Getty Images)

Nữ vận động viên Thế vận hội với chấn thương ở đầu và căn bệnh cấm khẩu

Talia là một nữ vận động điền kinh nhà nghề, bị chấn thương não trong trong lúc tập luyện cho một kỳ Thế vận hội Olympic mùa hè vào lúc cô 18-19 tuổi, khi hồi tỉnh thì cô bị cấm khẩu. Các bác sĩ đã tiến hành vô số xét nghiệm nhưng không tìm được nguyên nhân cấm khẩu của cô.

Các bác sĩ sau đó đã tìm đến Sylvia nhờ bà chữa cho cô. Hai người chỉ giao tiếp với nhau theo cách giao tiếp của người câm. Sylvia đưa Talia vào trạng thái thôi miên. Trong trạng thái thôi miên, Talia đã quan sát thấy nhiều kiếp sống của mình, 2 trong số các kiếp đó thật đáng sợ, cô òa khóc khi kể cho Sylvia nghe.

Trong một kiếp, Talia là một thiếu nữ sống ở nước Syria cổ đại, đang bỏ chạy vì khiếp sợ khi một trận động đất làm rung chuyển khu chợ nơi mẹ con cô đi mua sắm. Một cây cột đổ từ phía sau xuống, va vào đầu của cô, khiến cô ngã sấp mặt xuống đất. Tiếng kêu cứu tuyệt vọng cuối cùng của cô trước khi cô chết bị tắt nghẹn trong vũng máu, nên không ai nghe thấy.

Trong một kiếp khác, Talia là một thầy cúng kiêm nhà tiên tri 16 tuổi, giàu có và quyền lực. Một đêm nọ, mặc dù cha cô đã thuê người bảo vệ, nhưng ba kẻ bắt cóc đã lẻn vào phòng trong lúc cô đang ngủ, họ đánh vào đầu khiến cô ngất xỉu, rồi đem cô giấu vào hang động. Ba kẻ bắt cóc đã cắt lưỡi cô để cô không thể kể với ai về chúng. Trong suốt thời gian bắt cóc cô để đòi tiền chuộc, chúng tra tấn cô đến chết rồi đem quăng xác đi.

Talia phát hiện rằng mình từng là một thầy cúng kiêm nhà tiên tri giàu có và quyền lực nhưng có cái chết bất hạnh (ảnh: Internet)

Hai tiền kiếp của Talia đều liên quan đến việc cô bị tác động mạnh vào đầu đồng thời không thể nói sau khi bị đánh. Điều này đã dẫn đến chấn thương não và tình trạng cấm khẩu của cô trong kiếp này. Sylvia động viên Talia rằng những gì cô nhìn thấy chỉ là quá khứ khủng khiếp, và bây giờ điều đó không xảy ra nữa. Sylvia cũng cầu nguyện đồng thời khuyên Talia cầu nguyện để những ký ức cũ sẽ được giải tỏa trong tình yêu thương thuần khiết của Chúa. Nhờ vậy mà Talia đã hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng kể từ khi được thôi miên.

>> Luân hồi có thật hay không? 3 nghiên cứu nổi bật nhất

TAMTHUC

Người đàn ông với ký ức đi lính ở Pháp vào năm 1790

Henry là một người bị chứng bị chứng co thắt và đau kinh niên ở cổ từ năm 30 tuổi. Anh đã tốn nhiều tiền đi bác sĩ để rồi được bảo rằng không bị sao cả. Anh đã đến văn phòng của Sylvia Browne để tư vấn.

Được sự cho phép của Henry, Sylvia đã đưa anh vào trạng thái thôi miên để thư giãn trước khi bắt đầu phiên tư vấn. Trong trạng thái thôi miên, Henry quay về năm 1790, khi ấy anh là một chàng trai góa vợ và chẳng còn gì để mất. Anh đi lính và nổi tiếng về sự quyết liệt và táo bạo trong cuộc cách mạng Pháp cho đến khi bị xử chém vào năm 33 tuổi.

Henry phát hiện rằng chứng bệnh ở cổ của mình liên quan đến việc anh bị xử tử trong cuộc cách mạng Pháp thế kỷ 18

Cả Sylvia và Henry đều đặc biệt xúc động khi biết rằng người vợ yêu của Henry đã mất ở kiếp trước cách đây hơn hai thế kỷ lại chính là người mà anh đã vui mừng kết hôn trong kiếp này. Điều này giải thích tại sao cả hai cảm thấy đã thuộc về nhau ngay từ buổi đầu gặp gỡ.

Vết đau và chứng co thắt ở cổ của Henry từ năm 30 tuổi chính là phản ứng của cơ thể với những ký ức về chuyện phải lên đoạn đầu đài hơn 200 năm trước ở độ tuổi 33.

Ba tuần sau buổi thôi miên, Sylvia gặp lại Henry trong buổi biểu diễn gây quỹ từ thiện. Henry cho biết đã hoàn toàn khỏi chứng co thắt và đau cổ kinh niên kể từ ngày thứ 4 từ sau buổi thôi miên.

Tế bào ký ức: mối dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại

Sylvia tin rằng linh hồn của một người là bất diệt. Khi người ta mất đi, linh hồn họ lại được đầu thai vào một thân thể mới và sống cuộc đời khác. Khi linh hồn nhập vào thể xác con người, chúng truyền hết thông tin và ký ức cho tế bào trong cơ thể. Tế bào phản ứng rất thật với ký ức từ kiếp này và kiếp trước, bất luận lý trí có nhận ra ký ức đó hay không. Sylvia gọi các tế bào phản ứng với ký ức là các “tế bào ký ức”.

Sylvia cho rằng đôi khi chúng ta cảm thấy rất thân thiết khi mới gặp một ai đó, hoặc cảm thấy một địa danh, vùng đất, một bài hát hay một đồ vật nào đó rất gần gũi và gợi lại cảm xúc rất mãnh liệt, thì đó rất có thể là những điều đã từng liên quan đến chúng ta trong kiếp trước.

Những tổn thương, tai nạn và biến cố đau buồn trong các tiền kiếp sẽ được lưu lại trong linh hồn mỗi người và truyền cho các “tế bào ký ức”, nó tồn tại ở đó giống như những “cái gai”. Khi một người trải qua một sự việc, một thời điểm hoặc độ tuổi tương tự với những biến cố trong tiền kiếp, các tế bào ký ức sẽ nhớ lại và phản ứng giống hệt như trong quá khứ, dẫn đến những chứng bệnh trong kiếp này.

Năm 2016 Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm ra cách ghi lại ký ức phức tạp trong DNA của tế bào con người (ảnh: MIT)

Khi thực hiện thôi miên hồi quy, người bệnh có thể nhìn thấy những biến cố này trong tiền kiếp. Và khi biết được biến cố trong tiền kiếp, tinh thần của người bệnh sẽ nhổ đi “cái gai” trong quá khứ và được khỏi bệnh. Sylvia cũng luôn khuyên bệnh nhân cầu nguyện xin Chúa xóa bỏ những ký ức đau buồn trong tiền kiếp để những bệnh tật trong kiếp này được giải trừ.

>> Chuyên gia về luân hồi chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu ‘tâm linh’ trong giới khoa học Mỹ

Nguyên nhân của những vết bớt trong cơ thể

Sylvia còn phát hiện ra rằng:

Có đến 90% số các vết bớt hoặc các vết sẹo, dị tật bẩm sinh trên cơ thể các bệnh nhân của có liên quan đến các tổn thương nghiêm trọng hoặc chết người trong tiền kiếp.

Những vết bớt trên cơ thể từ khi sinh ra có thể là dấu vết của những tổn thương trong tiền kiếp (ảnh minh họa, Shutterstock)

Sylvia ví dụ:

  • Một giáo sư đại học có vết bớt mảnh và dài ngang giữa đùi, liên quan đến việc ông thiệt mạng do mất quá nhiều máu khi bị cưa chân ở Trung Quốc trong thế kỷ 16.
  • Một thợ may nghỉ hưu có vết bớt hình thoi trên vai trái, đúng nơi mũi tên đã đâm xuyên qua người khi cô là chiến binh da đỏ vào giữa những năm 1800.
  • Người huấn luyện ngựa tiết lộ trong kiếp trước bà bị kết tội phù thủy và bị treo cổ, dẫn đến bà có cái bớt dài gần 15 cm ngang qua cổ họng.
  • Một viên cảnh sát có vết bớt rộng 2,5cm ở sau gáy ứng với nơi người tình ghen tuông của anh dùng cây rìu nhỏ chém trong tiền kiếp ở Ai Cập…
TAMTHUC

Giải thích cho việc này, Sylvia cho rằng: Linh hồn nhập vào thể xác thông qua ký ức về những chấn thương và tổn thương nặng ở kiếp trước, và ký ức ngấm vào từng tế bào trong cơ thể. Tế bào hình thành dấu vết của tổn thương trong quá khứ thông qua các vết bớt và sẹo.

Không chỉ những tổn thương và biến cố trong tiền kiếp có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh trong kiếp này, Sylvia Browne còn phát hiện rằng có rất nhiều trở ngại về tình cảm, tâm lý, hay những thử thách về sức khỏe và vật chất, thậm trí những quan điểm tích cực trong kiếp này đều liên quan đến ký ức tiền kiếp của mỗi người.

Cuốn sách “Điều kỳ diệu của ký ức” của Sylvia Browne đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam.

Thiện Tâm

Đón xem tiếp Phần 2.

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/thoi-mien-hoi-quy-phuong-phap-tri-benh-bi-an-va-thanh-cong-den-kho-tin.html

Comment